Người đàn ông mắc ấu trùng giun đũa chó, thể ấu trùng di chuyển vào nội tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân N.B.Đ. (55 tuổi, ở Bắc Giang) kể ông thường xuyên bị những trận ngứa dữ dội hành hạ kéo dài hơn 6 tháng nay, xuất hiện nhiều ban dạng sẩn đỏ rải rác toàn thân.
Bệnh nhân mắc ấu trùng giun đũa chó. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bệnh nhân mắc ấu trùng giun đũa chó. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 16/1, Bệnh viện Đa khoa Medlatec thông tin các bác sỹ của bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân mắc ấu trùng giun đũa chó, thể ấu trùng di chuyển vào nội tạng.

Bệnh nhân là N.B.Đ. (55 tuổi, ở Bắc Giang) kể ông thường xuyên bị những trận ngứa dữ dội hành hạ kéo dài hơn 6 tháng nay. Bệnh nhân đến bệnh viện khám trong tình trạng xuất hiện nhiều ban dạng sẩn đỏ rải rác toàn thân. Trước đó, ông đã đi khám da liễu và uống thuốc theo đơn điều trị 3 đợt nhưng không thấy bệnh khỏi dứt điểm.

Tại Bệnh viện, bệnh nhân được bác sỹ chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Hình ảnh siêu âm ổ bụng và chụp cộng hưởng từ phát hiện nhiều tổn thương dạng nốt kích thước < 2cm, nằm rải rác ngoại vi của gan. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cho thấy chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao và dương tính với giun đũa chó. Bác sỹ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ấu trùng giun đũa chó, thể ấu trùng di chuyển vào nội tạng.

Ông Đ. cho hay gia đình ông nuôi chó nhiều năm nay, do yêu thích động vật nên ông hay chơi và cho thú cưng ngủ cùng. Ông Đ. không có thói quen tẩy giun định kỳ cho vật nuôi và thường xuyên làm vườn mà không sử dụng găng tay bảo hộ.

Lý giải về nguyên nhân lây nhiễm bệnh, bác sỹ Nguyễn Thị Ngoại - Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết khi vật nuôi bị nhiễm giun đũa, sau khi ký sinh, trứng sẽ phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân của động vật. Đặc biệt, hậu môn của chó/mèo cũng là nơi có chứa trứng giun, khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt hay mặt người vô tình đã phát tán trứng khắp mọi nơi. Hoặc trong quá trình sinh hoạt, chăm sóc vật nuôi, người dân không sử dụng các vật dụng bảo hộ cần thiết khi làm vườn cũng là nguồn lây nhiễm bệnh.

Ký sinh trùng là bệnh lý có thể tồn tại dai dẳng trong cơ thể nhiều năm đến khi được phát hiện. Ấu trùng giun đũa chó/mèo là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người, do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây ra.

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngoại cho biết về chu trình phát triển trong cơ thể người của ký sinh trùng: Khi trứng xâm nhập cơ thể người, chúng di chuyển đến ruột, sau đó thoát vỏ thành ấu trùng xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan, trong đó nguy hiểm nhất là gây tổn thương ở phổi, mắt, gan, não.

Từ đó, bác sỹ đưa ra khuyến cáo, nếu người dân thấy xuất hiện các biểu hiện sau nên lập tức đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh: Ngứa, nổi mẩn; đau đầu; đau bụng; ho; rối loạn giấc ngủ; thay đổi hành vi (thèm ăn, lo lắng, bất an...).

Ký sinh trùng là bệnh lý khó chẩn đoán bởi các triệu chứng đa dạng, không đặc hiệu, tùy vị trí ký sinh mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, bệnh lý âm thầm tồn tại trong cơ thể nhiều năm với biểu hiện mờ nhạt cho đến khi gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.

Thông thường, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và “ẩn nấp” dưới các cơ quan, do đó, nhiều trường hợp phải làm tới 2-3 xét nghiệm hay thăm dò khác mới xác định chính xác được bệnh./.

Để có thể chung sống an toàn với các loài vật nuôi, bác sỹ khuyến cáo người dân nên lưu ý:

- Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ngay phân của thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm bệnh;

- Rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh;

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống sôi;

- Vệ sinh sạch sẽ khu vui chơi của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.