Người đàn ông hơn 30 năm trang điểm miễn phí cho người chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 30 năm qua, ông Trần Ngọc Anh vẫn rong ruổi trên chiếc xe máy cũ, đi khắp nẻo đường Sài Gòn để làm công việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số vừa qua đời. Ông chia sẻ đơn giản: "Mỗi ngày không tập cho đi thì cả đời không biết cho là gì”.

Ông Trần Ngọc Anh (56 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) không còn nhớ mình đã chăm sóc chu đáo lúc nguy, tử cho bao nhiêu người. Ông đến với họ để an ủi, chăm sóc, hướng dẫn giúp người bệnh có một cái nhìn đúng về sự sống và cái chết, biết quý giá những giây phút cuối đời để từ đó họ có thể an lòng, thanh thản ra đi trong tình người ấm áp yêu thương và bình an.

 

Ông Anh bên bộ đồ chuyên dùng để trang điểm cho người chết.
Ông Anh bên bộ đồ chuyên dùng để trang điểm cho người chết.

Cái duyên đến với công việc này của ông Anh cũng khá bất ngờ. Ông kể, vào năm 22 tuổi, trong một lần nằm viện do tai nạn giao thông, ông kết bạn và trở thành thân thuộc với một cụ ông 77 tuổi nằm giường kế bên.

Khi được ra viện, trong một lần đến thăm người bạn già, ông Trần Ngọc Anh nhận biết rằng người bạn này sẽ không còn sống được lâu nữa. Vậy là ông thường xuyên lui tới để trò chuyện, an ủi bạn. Rồi khi người bạn nằm xuống, ông xin gia đình cho phép được chăm sóc bạn lần cuối. Đó là lần đầu trong đời ông Trần Ngọc Anh vuốt mắt, nắn tay chân, sửa sang thế nằm, tắm rửa, trang điểm cho người đã chết.

Với các thao tác xuất phát từ tấm chân tình và quan sát được trước đó, ông như một chuyên gia làm đẹp chuyên nghiệp. Khuôn mặt của người xấu số hồng hào tự nhiên, ngời sáng nhờ lớp phấn mỏng, mang phong thái thanh thản của một người đang say ngủ, áo quần được nâng sửa thẳng thắn.

Từ ngày đó, ông gắn bó với “nghề” này không kể ngày đêm. Ban đầu chỉ quanh quẩn trong khu xóm, lâu dần, ông được mời giúp ở những nơi xa hơn. Có người chết ở bệnh viện, có người an nghỉ tại nhà riêng; có người trẻ, người già; cũng có người thân thể không còn nguyên vẹn hoặc người lở loét, bốc mùi... do nằm một chỗ lâu năm. Có cả những trường hợp thi thể biến dạng vì tai nạn giao thông hoặc nhiễm căn bệnh thế kỷ hay những bệnh truyền nhiễm không ai dám tiếp xúc... Nhưng ông xem tất cả họ như người thân, chăm sóc cho người chết rất tận tâm và đáng quý hơn, mọi việc ông làm đều miễn phí!

 

Ngoài việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số, ông Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện trên cả nước.
Ngoài việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số, ông Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện trên cả nước.

Nhiều năm trôi qua, ông Trần Ngọc Anh không nhớ mình đã phục vụ cho bao nhiêu người chết. Phần lớn ông giúp trong thành phố nhưng nhiều khi đi từ thiện hay có việc ra các tỉnh thành khác, thấy những người đau yếu, “gần đất xa trời”, ông cũng dừng chân giúp đỡ. Nhiều trường hợp do xa xôi không kịp đến nơi, ông hướng dẫn người nhà qua điện thoại.

“Nhiều người xấu số bị gia đình bỏ rơi hoặc không người thân, số khác vì thương người thân nên cứ ngất lên ngất xuống và phần nhiều là họ không biết làm gì để lo cho thân nhân phút cuối đời. Tôi biết nên giúp và có lẽ tôi cũng được ơn nên không ghê sợ hay cảm thấy bất tiện gì với nhiều trường hợp bệnh nặng, lây nhiễm. Cũng có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng rồi lại tự nhủ mỗi ngày không tập cho đi thì cả đời không biết cho là gì”, ông Anh tâm sự.

Nhiều đêm, công việc của ông cứ liên tục từ tối đến sáng, bên này chưa xong bên kia đã gọi giục. Có không ít năm, ông đón giao thừa khi còn đang ngồi trò chuyện cạnh người gần từ giã cõi đời. Không ít lần, ông làm việc với cái bụng trống không, mệt lả nhưng vẫn vui vẻ đến lúc hoàn tất mới chịu ngưng tay.

Lật giở từng trang trong những cuốn bưu ảnh dày cộm, ông kể về từng hoàn cảnh được ghi lại kỹ càng. Ông nhớ rõ tên tuổi, địa chỉ cùng những ấn tượng để lại của từng người được ông chăm sóc. Giúp nhiều nhưng ông không nhận của ai tiền bạc hay quà cáp, ngược lại ông còn giúp gia đình nghèo lo ma chay chu tất.

Từ năm 1997 cho đến nay, gia đình ông Anh còn là nơi cưu mang hàng chục sĩ tử từ các tỉnh lân cận đến TPHCM dự thi đại học; ông còn là một đầu mối từ thiện giúp trẻ em và người dân vùng sâu vùng xa có quần áo, tập vở, thuốc men và nhu yếu phẩm.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.