Người dân không cần quá lo lắng vì đã tiêm vắc xin AstraZeneca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Mới đây, AstraZeneca lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng có thể gây đông máu trong một số trường hợp hiếm gặp. Thông tin này lập tức nhận được sự quan tâm, lo ngại của đông đảo người dân trên toàn cầu về tác dụng phụ của loại vaccine này.

Trước đó, hãng vaccine này phải đối diện với một vụ kiện tập thể, bị cáo buộc có thể gây tử vong và thương tật nghiêm trọng. Mặc dù phản đối, song trong một tài liệu đệ trình lên tòa án tối cao, hãng thừa nhận vaccine "có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) trong những trường hợp rất hiếm gặp". Mặt khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng cho biết: "Tác dụng phụ rất hiếm gặp sau tiêm vaccine AstraZeneca là huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu, có thể gây tình trạng đông máu bất thường, nghiêm trọng".

Di chứng của cục máu đông là căn nguyên của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi. Cục máu đông còn có thể hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể, gây tổn thương tứ chi, thận, các cơ quan đường tiêu hóa...

Vaccine AstraZeneca.

Vaccine AstraZeneca.

Trước thông tin này, trao đổi với báo chí, PGS.TS Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, với sự kiểm soát chặt chẽ quy trình trước, trong và sau tiêm của các cơ sở y tế cũng như hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca Covid-19 đã được vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng nên không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Được biết, tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, ngoài 30 triệu liều vaccine Covid-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó, Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vaccine AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.