Người dân cào lưới dính mặt trống đồng Đông Sơn cách nay hơn 2.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong lúc cào lưới đánh bắt cá trên sông Hậu, một người dân ở Đồng Tháp phát hiện  mặt trống đồng rồi bàn giao cho Bảo tàng Đồng Tháp. Qua thẩm định, đây là mặt trống đồng Đông Sơn có niên đại khoảng 2.000 - 2.300 năm.

Chiều 5.7, tin từ Bảo tàng Đồng Tháp cho biết, Hội đồng Khoa học Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đã thẩm định giá trị lịch sử, giá trị kinh tế của mặt trống đồng do người dân H.Lai Vung bàn giao. Kết quả, đây là mặt trống đồng Đông Sơn có niên đại cách nay khoảng 2.000 đến 2.300 năm.

 

Hội đồng Khoa học Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp và chuyên gia thẩm định mặt trống đồng và nhận định đây là mặt trống đồng Đông Sơn, niên đại cách nay khoảng 2.000 đến 2.300 năm. Ảnh: BTĐT
Hội đồng Khoa học Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp và chuyên gia thẩm định mặt trống đồng và nhận định đây là mặt trống đồng Đông Sơn, niên đại cách nay khoảng 2.000 đến 2.300 năm. Ảnh: BTĐT


Người dân tự nguyện bàn giao vì đoán là cổ vật

Bà Đặng Mai Yên, Phó giám đốc Bảo tàng Đồng Tháp, cho biết ngày 29.6, Hội đồng khoa học của Bảo tàng Đồng Tháp gồm 9 thành viên, trong đó có nhà sưu tập đồ cổ Nguyễn Anh Tuấn (TP.HCM), tổ chức thẩm định mặt trống bằng kim loại do anh Đặng Văn Trác (32 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thới, H.Lai Vung) cào lưới trên sông Hậu phát hiện và bàn giao.


 

Dù có niên đại cách nay khoảng 2.000 - 2.300 năm nhưng các hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn vẫn còn khá rõ. Ảnh: BTĐT
Dù có niên đại cách nay khoảng 2.000 - 2.300 năm nhưng các hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn vẫn còn khá rõ. Ảnh: BTĐT


Kết quả thẩm định, đây là mặt trống đồng Đông Sơn, loại trống Heger I, có niên đại cách nay khoảng 2.000 - 2.300 năm (niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên). Mặt trống có trọng lượng 7,6 kg, đường kính 63 cm.

Đặc điểm trang trí trên mặt trống có ngôi sao 12 cánh, 6 chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ, xen kẻ nhau là các vòng hoa văn khắc vạch và vòng tròn tiếp tuyến còn khá rõ. Theo Hội đồng thẩm định về giá trị kinh tế mặt trống đồng cổ trên có giá trị khoảng 200 triệu đồng.

Lãnh đạo Bảo tàng Đồng Tháp thông tin, căn cứ quy định Nghị định 29 ngày 5.3.2018 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Bảo tàng Đồng Tháp đề xuất lãnh đạo Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Tháp tặng thưởng 14 triệu đồng (tương đương 7% của giá trị 200 triệu đồng của mặt trống đồng) cho anh Trác là người phát hiện bàn giao hiện vật cổ. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen cho anh Trác.

 

Mặt dưới của mặt trống đồng Đông Sơn cổ. Ảnh: BTĐT
Mặt dưới của mặt trống đồng Đông Sơn cổ. Ảnh: BTĐT


Trước đó, khoảng tháng 3.2022, trong lúc đi cào lưới đánh bắt cá trên sông Hậu thuộc địa bàn H.Lai Vung, anh Đặng Văn Trác đã cào dính mặt trống nêu trên. Nghi là mặt trống đồng cổ nên anh Trác đã liên hệ chính quyền địa phương thông tin vụ việc. Đến ngày 27.4, gia đình anh Trác bàn giao cho Bảo tàng Đồng Tháp lưu giữ.

Chi tiết hoa văn trên mặt trống vẫn còn khá rõ

Ông Nguyễn Thanh Thuận, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, trực tiếp tham gia thẩm định mặt trống đồng, cho biết: “Mặt trống đồng được phát hiện dưới lòng sông Hậu là đường thông thương từ thượng nguồn ra cửa biển. Tuy nhiên, trống đồng là hiện vật mang tính biểu tượng của quốc gia nên có thể loại trừ việc mua bán mà vận chuyển trống đồng. Có thể là do chiến tranh hoặc sự thông hiếu giữa cư dân Đông Sơn với một quốc gia nào đó và trong quá trình vận chuyển trống trên sông Mê Kông đi ra biển vì lý do gì đó bị đắm tàu rơi trống. Nên có thể đưa ra nguyên nhân là quá trình thông thương của những cư dân cổ trên vùng đất này, trong quá trình vận chuyển có thể rơi trống xuống sông”.


 

Trong lúc dùng chiếc ghe (trong ảnh) cào lưới bắt cá trên sông Hậu, anh Đặng Văn Trác, ngụ xã Vĩnh Thới, H.Lai Vung đã phát hiện mặt trống đồng, sau đó bàn giao cho Bảo tàng Đồng Tháp. Ảnh: BTĐT
Trong lúc dùng chiếc ghe (trong ảnh) cào lưới bắt cá trên sông Hậu, anh Đặng Văn Trác, ngụ xã Vĩnh Thới, H.Lai Vung đã phát hiện mặt trống đồng, sau đó bàn giao cho Bảo tàng Đồng Tháp. Ảnh: BTĐT


Theo ông Thuận, không chỉ có Đồng Tháp mới phát hiện trống đồng Đông Sơn mà Cần Thơ cũng đã từng phát hiện trống Đông Sơn nhưng là loại Hegen 2. So với trống đồng được phát hiện tại Cần Thơ thì mặt trống vừa phát hiện tại Đồng Tháp có chi tiết hoa văn còn khá rõ, bởi vì mặt trống này nằm dưới lòng sông, môi trường yếm khí, không bị oxy hóa mạnh và không bị phá hủy hoa văn trên mặt trống như trên đất liền.

Theo Trần Ngọc (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.