Người dân Ayun hết nỗi lo sạt, ngập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân ở làng A Chông và Păleng thuộc xã Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) giờ không còn lo bị chia cắt, sạt lở khi mùa mưa lũ về. Bà con đã được Nhà nước đầu tư khu tái định cư ở nơi cao ráo với nhà cửa kiên cố.

Nhiều năm trước, hơn 32 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 làng A Chông và Păleng sống ven sông suối, lọt thỏm giữa rừng, cứ mùa mưa bão lại nơm nớp lo sợ làng bị ngập. Hiểu được nỗi vất vả đó, từ năm 2019, cơ quan chức năng đã lên phương án đầu tư xây dựng công trình bố trí dân cư vùng thiên tai xã Ayun tại làng A Chông với diện tích gần 3,5ha cho hơn 150 nhân khẩu.

Khu tái định cư tọa lạc trên vùng đất cao ráo, bằng phẳng, có đầy đủ hạ tầng điện, đường, trường, trạm và nhà vệ sinh. Vào cuối năm 2021, 32 hộ dân của 2 làng đã được di dời về khu tái định cư mới, chấm dứt những năm tháng vừa sống vừa lo thiên tai ập đến.


 

Chính quyền giúp người dân dựng nhà cửa tại làng mới
Chính quyền giúp người dân dựng nhà cửa tại làng mới


Tại khu tái định cư mới, một ngôi làng khang trang đang được hình thành. Đường bê tông phẳng lỳ chạy thẳng vào làng, dẫn vào nhà dân thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nông sản. Từ làng, phóng tầm mắt ra cánh đồng lúa, chúng tôi chứng kiến hình ảnh bà con đang tất bật sản xuất. Từng tốp nông dân thu hoạch nông sản chở về làng. Chúng tôi gặp anh Siu Doan đang chạy xe máy quanh làng thăm hỏi hàng xóm và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lúa 2 vụ.


Anh Siu Doan hồ hởi kể, gia đình anh chuyển về đây khoảng 1 năm. Khu tái định cư đã có hạ tầng đầy đủ hơn, quan trọng là con cái được đi học gần nhà và an toàn. “Nói chung về đây cái gì cũng tiện nghi. Chứ trước đó ở làng cũ, mỗi lúc mưa bão rất khổ, sợ bị sạt lở, bị ngập. Đảng, Nhà nước quan tâm đến đời sống bà con như vầy, chúng tôi rất biết ơn”, anh Doan nói.

Anh Rmah Blắc cùng vợ phơi nông sản trước sân, liên tục nở nụ cười mãn nguyện khi nghe hàng xóm Siu Doan nói lời cảm ơn Đảng, Nhà nước. “Cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm. Ở làng cũ gặp khó, mưa bão là bị cô lập, sản xuất bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể phải chạy lên núi để tránh lũ lớn. Về làng mới, bà con được ở nơi cao ráo. Nhà nước còn đầu tư thủy lợi cho chúng tôi có nước để sản xuất lúa 2 vụ. Đời sống đầy đủ, ấm no hơn”, anh Rmah Blắc hồ hởi kể.

Ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Ayun, cho biết, khi di dời dân 2 làng về khu tái định cư, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đường, trường, điện, nước. Huyện cũng hỗ trợ mỗi hộ 20 triệu đồng phục vụ công tác dời nhà, làm nhà vệ sinh, hàng rào, hỗ trợ trồng cây xanh. Xã huy động dân quân, bộ đội giúp di dời nhà dân; hỗ trợ vật dụng để dân sửa chữa nhà cửa. Ở làng mới, diện tích đất ở đảm bảo, không bị ảnh hưởng thiên tai, cuộc sống bà con tốt hơn làng cũ nhiều, nên người dân rất phấn khởi.

Còn ông Nguyễn Hồng Hà, Bí thư Huyện ủy Chư Sê, chia sẻ, ngoài việc di dời dân về làng mới, công tác chăm lo đời sống người dân được huyện rất quan tâm. Huyện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để bà con sản xuất lúa từ 1 vụ sang 2 vụ. Những chân ruộng không tưới được, huyện vận động người dân chuyển đổi sang trồng cây màu có giá trị cao. Sắp tới, để ổn định cuộc sống cho người dân 2 làng tái định cư, huyện sẽ tập trung đào tạo nghề, mở các lớp tập huấn chăm sóc cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cho bà con.

Theo HỮU PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.