Người cựu chiến binh 35 năm đi tìm hài cốt đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bước ra khỏi cuộc chiến, suốt 35 năm qua cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình (64 tuổi, trú phường 3, thị xã Quảng Trị) dành hết tâm lực thực hiện lời nhắn nhủ của đồng đội trong 81 ngày đêm sát cánh chiến đấu tại thành cổ Quảng Trị.

“Sau này trong chúng ta đứa còn đứa mất, ai may mắn còn sống nhớ đưa anh em đã chết về với quê hương” - lời nhắn ấy lúc nào cũng văng vẳng bên tai người cựu chiến binh già.

Nguyện tìm đồng đội

“Chính tâm nguyện đó của anh em là động lực để tôi tiếp tục hành trình tìm đồng đội của mình” - ông Bình mở đầu câu chuyện.

 

Ông Bình (trái) thắp hương cho đồng đội hi sinh tại đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị.
Ông Bình (trái) thắp hương cho đồng đội hi sinh tại đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị.

Năm 1972, như bao thanh niên khác, ông Bình háo hức lên đường nhập ngũ và được biên chế vào tiểu đoàn 8, Tỉnh đội Quảng Trị (K8) tham gia trận chiến khốc liệt bảo vệ thành cổ.

“Tôi là lính trinh sát, có nhiệm vụ nắm tình hình địch trước trận đánh và kiểm tra trận địa khi trận đánh kết thúc. Cũng bởi vậy mà phải luôn làm cái việc đau đớn nhất đời là vuốt mắt, chôn cất đồng đội. Quanh thành cổ có những đồng đội tôi vừa chôn cất xong lại bị pháo bắn trúng, xương thịt tung tóe khắp nơi. Nhiều người kém may mắn, chôn cất tới lần thứ tư, thứ năm vẫn bị trúng pháo chẳng còn lấy mảnh thi thể” - ông Bình rưng rưng kể.

Sau chiến tranh, ông về quê hương Quảng Trị dựng căn nhà sát cổng tây thành cổ với mục tiêu tìm lại đồng đội hi sinh. Ngày trở về, thành cổ xưa đã bị cày xới, nhiều đổi thay khiến việc xác định vị trí chôn cất đồng đội hết sức khó khăn.

Không một đồng lương hay trợ cấp, ngày ngày người cựu chiến binh ấy vẫn miệt mài đi khắp các ngóc ngách của Quảng Trị đánh dấu thực địa. Chỉ cần thân nhân cung cấp thông tin về liệt sĩ là ông Bình biết chính xác đơn vị chiến đấu vùng nào, địa điểm có thể hi sinh, được cất bốc hay chưa.

Suốt 35 năm qua, ông trực tiếp quy tập được hơn 100 hài cốt liệt sĩ trên địa bàn thị xã Quảng Trị và hỗ trợ tìm kiếm hàng trăm hài cốt khác. Ông kết nối 15 cựu chiến binh cùng chiến đấu trên chiến trường thành cổ ở các tỉnh miền Bắc, nhờ liên hệ về địa phương nắm thông tin số liệt sĩ hi sinh chưa tìm thấy hài cốt rồi báo về để ông trực tiếp đi tìm.

Trong căn nhà nhỏ của mình, ông xây dựng một căn phòng riêng dành cho những cựu chiến binh và các gia đình liệt sĩ làm điểm gặp gỡ liên lạc, hay làm chỗ ở cho họ trong những ngày tháng tìm kiếm hài cốt thân nhân.

Xoa dịu nỗi đau

Trong ngôi nhà khá bề thế ở thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), người đàn ông tuổi gần 50 Trần Văn Hưng cho biết ông chào đời được hơn 3 tháng tuổi thì bố ông lên đường vào Nam, rồi mãi mãi không trở về. Hơn 40 năm qua, ông Hưng và gia đình tìm mọi cách tìm kiếm nhưng vô vọng.

“Năm 2012, tôi cùng năm anh em khăn gói đi dọc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị tìm kiếm thông tin về bố nhưng vô vọng. Rồi tôi gặp được bố Bình, ông giữ tôi ở lại nhà, xem tôi như con, hằng ngày đèo tôi trên xe máy đi hết nơi này đến chốn nọ cho đến khi tôi tìm được hài cốt bố đẻ. Đến lúc tìm thấy hài cốt và xét nghiệm ADN tương ứng, gia đình tôi bật khóc vì sung sướng” - ông Hưng kể.

Trong thời gian tìm hài cốt đồng đội, ông Bình nhớ nhất trường hợp liệt sĩ Lê Thanh Viễn. Biết vợ của Lê Thanh Viễn là bà Nguyễn Thị Huệ (quê huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đang ngày đêm mong ngóng tìm hài cốt chồng, không chút do dự, ông Bình lập tức khăn gói lên tàu ra Bắc, đi khắp các tỉnh thành tìm lại những cựu chiến binh cùng chiến đấu chung đơn vị với Lê Thanh Viễn thu thập thông tin.

Sau hơn tháng trời xuôi ngược, cuối cùng ông cũng tìm được hài cốt liệt sĩ Viễn đưa về gia đình. Sau đó thấy gia đình bà Huệ quá khó khăn, có bố và chồng cùng là liệt sĩ nhưng không nhận được chế độ đãi ngộ nào, ông Bình liên hệ với Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giúp đỡ.

Cùng lúc, ông kêu gọi đồng đội khắp nơi quyên góp được 40 triệu đồng tặng bà Huệ, giúp bà căn nhà tình nghĩa để sống và thờ phụng chồng.

Vài năm trước, ông tìm được 81 hài cốt vô danh và đưa vào chôn cất trong khuôn viên thành cổ. Đến nay, ông vẫn đau đáu ước nguyện kết nối tất cả đồng đội xưa cùng chiến đấu trên chiến trường thành cổ cùng hỗ trợ tìm kiếm hài cốt những chiến sĩ đã hi sinh, để làm vơi đi nỗi đau của gia đình họ.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.