Người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mức giảm mạnh nhất trong 10 năm nay, giá heo hơi trên địa bàn hiện còn 30.000-32.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi khốn đốn, thậm chí chấp nhận bán lỗ mà cũng không có người mua.

Người chăn nuôi thiệt đơn, thiệt kép

 

Chị Hà xót ruột vì đàn heo đã lớn mà vẫn chưa xuất chuồng. Ảnh: L.L
Chị Hà xót ruột vì đàn heo đã lớn mà vẫn chưa xuất chuồng. Ảnh: L.L

Dù đã đến giờ cơm chiều nhưng những hộ chăn nuôi ở hẻm 151 Phan Đình Giót (TP. Pleiku) chẳng muốn về nhà, ai nấy đều bồn chồn lo lắng. Họ tụ tập tại nhà ông Lò Văn Thành-người có thâm niên nuôi heo hơn 20 năm nay, phần muốn nghe ngóng tình hình giá cả, phần chẳng muốn về nhà vì phải nghe lũ heo “réo” đòi ăn. Cầm chiếc điện thoại gần hết pin, chị Hồ Thị Ngọc Hà (151/31 Phan Đình Giót, TP. Pleiku) than vãn: “Bầy heo của gia đình đã đến lúc xuất chuồng. Vậy mà mấy ngày nay dù liên tục gọi các mối lò mổ để bán heo nhưng vẫn chưa bán được. Hôm qua, họ xuống chê ỏng chê eo, nào là heo nặng, heo no… rồi quay xe bỏ đi. Tết đến rồi, nhà cửa chưa sắm sửa gì cả, có bán được heo mới có tiền để sắm. Nhưng bán lỗ kiểu này xót lắm, tính ra một con thiệt mất 1 triệu đồng so với trước đây (bình thường giá heo hơi 45.000-47.000 đồng/kg). Giờ tiền mua cám còn phải chạy vạy, lấy đâu tiền sắm Tết”.

Trong khi đó, ông Lò Văn Thành liên tục đi lên, đi xuống, tâm trạng rối bời, ông nói: “Tôi nuôi heo đã hơn hai mươi năm nay nhưng chưa bao giờ giá heo hơi lại rớt thảm đến vậy, nghiệt cái lại rơi vào đúng dịp Tết, nhà nào cũng nuôi nhiều, thúc cho ăn mạnh để bán, ai ngờ giá rẻ như vậy. Người nuôi heo cũng như bỏ hũ, mong đến Tết bán có thêm thu nhập. Nhìn giá heo hơi tụt xuống hàng ngày mà như ngồi trên đống lửa. Người nuôi càng nhiều lỗ càng nặng. Hiện giờ, chúng tôi chỉ dám cho ăn cầm chừng. Nhìn bầy heo đói ăn thấy thương lắm nhưng thương nó một thương mình mười”.

 

Ông Lê Hồng Hà-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh: Chi cục nắm được thông tin giá heo hơi chênh lệch khá lớn đối với heo thịt. Tuy nhiên, thịt heo không phải mặt hàng Nhà nước quản lý giá. Vì vậy, rất khó để xử lý, trong khi Gia Lai không có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến hay kinh doanh lớn để bình ổn, điều tiết. Dù vậy, Chi cục sẽ phối hợp với Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm triển khai kiểm tra tại các lò mổ. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các chủ lò mổ, thương lái tính toán đưa ra giá hợp lý.

Có hay không thương lái ép giá?

Giá heo rớt thảm nhưng người nuôi heo vẫn phải bán mà vì càng nuôi lại càng lỗ nặng. Đây cũng chính là điểm yếu để các thương lái, chủ lò mổ ép giá. Mới bước chân vào nghề nuôi heo nhưng ngay lứa đầu tiên, ông Nguyễn Văn Sơn (hẻm 94 đường Phù Đổng, TP. Pleiku) đã nhận “quả đắng” bởi bầy heo mười mấy con 80-90 kg, nuôi kéo dài cả tuần vẫn không thể bán, phải nhờ tới, nhờ lui mới bán được, nhưng khi bán thì bị ép xuống chỉ còn 31.000 đồng/kg. Tính ra, ông Sơn lỗ đậm tiền cám, tiền công mấy tháng liền vì tiền bán heo cũng chỉ bằng tiền mua giống (giá heo giống khi đó 65.000 đồng/kg). “Càng nuôi càng lỗ vốn, lỗ công, bức xúc nhất là ra chợ mua giá thịt heo vẫn cao. Chán quá, tôi làm thịt một con để ăn, chứ nhà mình nuôi bán giá rẻ như bèo, song mua lại đắt”-ông Sơn chán nản cho biết.

Khảo sát tại các chợ trên địa bàn TP. Pleiku, thịt heo vẫn giữ giá cao. Cụ thể: thịt ba chỉ 85.000 đồng/kg, cốt lết 90.000 đồng/kg, sườn 110.000-120.000 đồng/kg… Như vậy, giá thịt heo không hề giảm mà còn tăng vài giá so với trước. Lý giải điều này, một tiểu thương tại chợ đêm cho biết: “Chúng tôi đều biết giá heo hơi giảm, song giá nhập sỉ từ các lò vẫn vậy, họ không chịu giảm nên giá bán ngoài chợ vẫn giữ như thế”. Liên hệ với một số thương lái ở TP. Pleiku thì lý do họ đưa ra là do heo ở các địa phương khác như Bình Định chở lên tận lò chỉ có 28.000-29.000 đồng/kg, ở Gia Lai mua giá 30.000-32.000 đồng/kg là “nể” bạn hàng lắm. Còn khi thắc mắc vì sao giá heo ngoài chợ vẫn đắt thì họ không trả lời. “Giá heo hôm nay là 30.000 đồng/kg, ưng thì bán, chứ giá chỉ có vậy”-một thương lái cho biết.

Theo bà Lê Thị Thúy Nga-Chi hội trưởng chi hội Nông dân tổ 7 (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), tổ có khoảng 10 hộ chăn nuôi heo, đa số đều khó khăn, giá heo giảm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Tổ đã kiến nghị lên cấp trên có phương án hỗ trợ người dân về vốn, con giống để tái sản xuất hoặc giãn nợ các khoản vay giúp bà con yên tâm làm ăn, nhất là khi Tết đang đến gần… “Thà rằng, thịt heo bán ngoài chợ cũng rẻ theo giá heo hơi thì còn kích thích người dân mua sắm, để làm mắm, làm ruốc hoặc đưa về vùng sâu… Cầu tăng, may ra người chăn nuôi mới bán được heo, chứ thế này thật tội cho họ”-một bà nội trợ đang mua thịt heo tại chợ Hoa Lư cho biết.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.