Người biến những gốc cây mục ruỗng thành tiền trăm triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những gốc cây chết khô, những tấm ván vô hồn, nhưng khi đi qua trí tưởng tượng và đôi tay tài hoa của anh Hồ Văn Trúc (63 tuổi) ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), chúng bỗng nhiên trở thành những tác phẩm nghệ thuật chất liệu gỗ lũa sống động.

 Cơ duyên với gỗ lũa

Một lần lên TP. Pleiku (Gia Lai) thăm ông dượng. Nhà ông dượng có trại mộc. Anh Trúc được ông dượng bảo ở lại làm, cơm nước, thuốc hút, cà phê cà pháo trại mộc lo, công ngày trả thợ bao nhiêu anh được hưởng bấy nhiêu. Anh gật đầu ngay, đó là vào năm 1997.


 

Anh Trúc với tượng Hoàng đế Quang Trung
Anh Trúc với tượng Hoàng đế Quang Trung


 Thời gian một năm làm thợ trong trại mộc của ông dượng, anh Trúc được dịp tiếp xúc với những tấm ván có lõi rất đẹp, những gốc cây được thiên nhiên tạo hình sống động. Trí tưởng tượng tiềm ẩn trong anh phát lộ, lòng anh bỗng trỗi dậy niềm đam mê. Vậy là anh bỏ nghề mộc đi theo gỗ lũa.

“Những tác phẩm đầu tay của tôi ra đời từ những sự tình cờ. Một hôm, tôi cùng người bạn cưa một gốc vú sữa. Máu mê, đôi mắt và tâm trí tôi theo sát từng đường cưa. Bỗng dưng trí tưởng tượng của tôi hình dung thấy một con sư tử đang nhe nanh múa vuốt trong tấm ván được cưa ra từ gốc cây xù xì kia. Tôi chợt nghĩ đến một cái mặt bàn mang hình sư tử. Sau khi hình thành, ai nhìn mặt bàn cũng trầm trồ khen đẹp.

Hôm khác, tôi đi dạo núi An Trường ở xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn), lại may mắn gặp được 6 gốc lũa, mang về chế tác thành 6 chiếc ghế. Vậy là tôi có bộ bàn ghế độc đáo nhất địa phương khi ấy. Vào năm 2000, trong dịp tham gia triển lãm sinh vật cảnh tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tôi bán bộ bàn ghế này được 4 cây vàng. Vợ tôi mừng không kể xiết, vậy là vợ chồng tôi có tiền lo cho con ăn học”, anh Trúc nhớ lại.

Hiệu quả thiết thực từ bộ bàn ghế được xem là tác phẩm đầu tay của anh như mồi lửa làm cháy bùng trong anh niềm đam mê.  


Những tác phẩm để đời

Hiện nay, mặc dù anh đã bán rất nhiều tác phẩm để “nuôi” con đường nghệ thuật của mình nhưng trong nhà anh Trúc vẫn còn lưu lại rất nhiều tác phẩm “có một không hai”. Tiêu biểu là con đại bàng tung cánh được tạo ra từ lõi cây muồng, cao 3m, dài 1,9m; hang Đức Mẹ cao 3m, dài 1,2m, ngang 1,5m bằng lũa gõ đỏ; tượng Hoàng đế Quang Trung, bản đồ Việt Nam, các con vật hải cẩu, cá mập, trút (tê tê), cá heo, sơn dương…


 

Không biết mối mọt ăn kiểu gì mà phần gỗ còn lại tạo hình bản đồ Việt Nam rất sắc nét
Không biết mối mọt ăn kiểu gì mà phần gỗ còn lại tạo hình bản đồ Việt Nam rất sắc nét


Đặc biệt, tác phẩm “Long thăng” mang dáng rồng bay dài 3 mét, cao 1,7 mét, nặng 120 kg được hình thành từ gốc lũa bằng lăng to đến tiêu tốn phí vận chuyển về nhà những 5 triệu đồng và “nuốt” mất của anh những 3 tháng công. Đây là con rồng gỗ lũa với đầy đủ các chi tiết mắt, râu… đang bay rất sinh động.

“Tác phẩm này ngốn của tôi nhiều thời gian vì phải bóc vỏ, đục bỏ nhiều phần thừa để phần gỗ còn lại tạo hình rõ nét con rồng đang bay, có như vậy mới thuyết phục được người thưởng ngoạn. Chứ những tác phẩm khác, kể cả con đại bàng trông to là thế nhưng thiên nhiên đã tạo hình sẵn, mình chỉ tốn công bóc vỏ và đục bỏ ít phần thừa nên rất nhanh, chỉ 3 ngày là ra tác phẩm hoàn chỉnh”, anh Trúc bộc bạch.

Nhìn tượng Hoàng đế Quang Trung đầy đủ áo mão cân đai, tay vung kiếm, ngồi trên lưng ngựa trong tư thế chồm lên phi nước đại, không ai có thể nghĩ đây là tác phẩm hoàn toàn do thiên nhiên tác tạo. Nhưng với anh Trúc, đó là cái lõi trong một bộng cây, khi chẻ ra, trí tưởng tượng của anh bỗng “thấy” rõ ràng tượng vua Quang Trung hiển hiện trên phần gỗ còn lại của thân cây đã bị hũ gần hết, anh chỉ cần đục bỏ những phần thừa là có một tác phẩm hoàn hảo, sống động.

Càng ngắm nghía những tác phẩm gỗ lũa của anh Trúc, tôi càng thán phục bàn tay tác tạo của thiên nhiên. Ví như bản đồ Việt Nam. Không biết cái gốc cây tò te kia bị mối mọt ăn kiểu gì, mà phần gỗ còn lại ở giữa bộng cây tạo hình nên hình chữ S, trông như bản đồ Việt Nam sắc nét đến vậy.

 

Tác phẩm “Đại Bàng tung cánh” được trả 250 triệu đồng nhưng anh Trúc không bán
Tác phẩm “Đại Bàng tung cánh” được trả 250 triệu đồng nhưng anh Trúc không bán


“Vào năm 2003, tôi mua được gốc tò te có có hoa văn đẹp, mang dáng đại bàng tung cánh, tôi chở về xả ra ván mỗi tấm 2 phân để ốp tường trang trí. Sau khi xả được 28 tấm ván, đến bên trong lõi, tôi bỗng thấy bản đồ Việt Nam hiện ra ở giữa bộng cây đã bị hũ. Mừng quá, tôi xả tiếp và lấy được 2 miếng có hình bản đồ. Năm 2007 tôi bán được một tấm tại Đà Lạt với giá 30 triệu đồng, tấm kia để lại làm kỷ niệm”, anh Trúc cho biết.

Đối với người dân nông thôn như anh Trúc thì tiền rất cần, nhất là với 1 gia đình đông con nhưng những tác phẩm “máu thịt” của anh như “Long thăng” hoặc “Đại bàng tung cánh” và tượng Hoàng đế Quang Trung, dù người ta trả mua bao nhiêu anh cũng không bán.

“Tác phẩm “Đại bàng tung cánh” người ta đã trả tôi 250 triệu đồng rồi nhưng tôi không bán. Cả tác phẩm “Long thăng” cũng đã được trả 130 triệu đồng nhưng tôi lắc đầu”, anh Trúc tâm sự.

Mặc dù sức khỏe không còn tốt nhưng hiện anh Trúc vẫn đang ấp ủ khoảng 20 tác phẩm khác trong xe gốc và thân các loại cây tò te, trắc đã hũ, bộng, anh mới mua với giá 15 triệu đồng.

“Số gốc và thân cây đã hũ kia các cơ sở chạm đồ mỹ nghệ chê nhưng trí tưởng tượng của tôi đã “nhìn” thấy trong đó có nhiều tác phẩm gỗ lũa giá trị nên mạnh dạn mua về làm từ từ”, anh Trúc nói chắc.


 

 Anh Trúc với những tác phẩm được giữ lại để làm kỷ niệm
Anh Trúc với những tác phẩm được giữ lại để làm kỷ niệm
“Cái nghề cứ để tâm trí vào mấy gốc cây, thân gỗ, mà toàn làm vào nửa đêm gà gáy thật yên tĩnh, để sức tưởng tượng bay bổng nhằm tìm kiếm tác phẩm nghệ thuật, khiến cho mình đau đầu triền miên. Đi bác sĩ thì không phát hiện ra bệnh gì. Khám lần nữa thì bác sĩ hỏi tôi có đam mê gì không. Tôi kể nghề của mình, vị bác sĩ kia bảo bỏ gấp, chứ tiền thu vào không đủ uống thuốc. Nghe sợ quá, mấy năm nay tôi chuyển sang làm lũa bonsai, nhưng lòng vẫn cứ ôm ấp những tác phẩm gỗ lũa như là duyên phận”-anh Trúc trải lòng.

Theo nongnghiep

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.