Uống trà đi !: Nghĩa đồng bào với non cao A Mú Sung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách TP.Lào Cai khoảng 70 km, miền đất thực sự còn lắm xa lạ trên bản đồ trà Việt là A Mú Sung.

Giai đoạn bị ảnh hưởng bởi bão lũ Yagi (tháng 9.2024), nơi đây may không thiệt hại về người, nhưng 31 ngôi nhà bị xóa sổ hoàn toàn. Nhờ mối gieo duyên của người làm trà Nguyễn Trung Kiên, nhóm Uống trà đitừ TP.HCM đã lặn lội đến A Mú Sung những ngày trà xuân chớm

Mỗi chuyến đi về vùng trà, các thành viên nhóm Uống trà đi có chung cảm nhận, ấy là học được tinh thần vô ngã của cây trà. Nhà báo Uyên Viễn, sáng lập nhóm Uống trà đi, thổ lộ: "Cảm giác khó tả, lâng lâng đứng trước cây trà hàng trăm năm tuổi, nghiệm ra ở trà một tinh thần tận hiến. Như một vị cao nhân, trà chắt lọc cho đời những tinh túy nhất qua hàng trăm năm cho đến khi lìa đời, thân gỗ cũng mục ruỗng, chả làm được gì. Trà sao thâm thúy quá, nó hiện hữu các giá trị, từ vật chất đến tinh thần, nhiều đến nỗi càng tiếp cận, càng học, càng thấy mênh mang".

Một vạt rừng với cây trà shan cổ thụ ở A Mú Sung
Một vạt rừng với cây trà shan cổ thụ ở A Mú Sung

Những nghĩa cử được nhóm Uống trà đi thực hiện với người trồng trà, với vùng trà, cây trà, chính là học từ triết lý ấy. Mọi hoạt động diễn ra chân tình, thầm lặng, không khoe khoang bề ngoài. Chuyến lên A Mú Sung lần này, Uống trà đi được tiếp cận một vùng trà shan cổ thụ chưa từng biết trước đó, cũng là để giúp đỡ cư dân vùng trà thêm ổn định cuộc sống, chuẩn bị thu hoạch vụ mùa quan trọng nhất của năm.

Cứu trợ nơi xa xôi cách trở

Thông tin về thiệt hại của các hộ dân ở A Mú Sung chuyển đến nhóm Uống trà đi ngay sau cơn bão Yagi: 57 ngôi nhà bị thiệt hại, 31 nhà sập đổ hoàn toàn, tỉnh lộ 158 bị chia cắt, sạt lở trầm trọng. Từ giữa tháng 9 - 10.2024, một cuộc vận động các thành viên Uống trà đi cả trong và ngoài nước trao tặng vật phẩm về trà (sản phẩm trà, trà cụ…) để nhóm bán đấu giá, dùng tiền bán được đem phục vụ từ thiện cho đồng bào vùng trà chịu ảnh hưởng bão lũ của Lào Cai.

Đại diện nhóm Uống trà đi từ TP.HCM đến A Mú Sung trao quà cho 14 hộ người Dao
Đại diện nhóm Uống trà đi từ TP.HCM đến A Mú Sung trao quà cho 14 hộ người Dao

Ngoài Bản Liền, A Mú Sung là điểm chọn thứ 2 cho công tác từ thiện, bởi theo giới thiệu từ người làm trà nơi ấy, mức thiệt hại tổng thể dân bản gánh chịu khá nặng nề. Do xa xôi cách trở, việc cứu trợ tập trung những nơi trọng điểm có thiệt hại lớn về người nên A Mú Sung ít được nhắc đến.

Đã hơn nửa năm trôi qua sau cơn bão, đường đến A Mú Sung vẫn ngổn ngang đất đá, những đoạn sạt lở nặng, hạ tầng vẫn chưa đủ tiềm lực khắc phục. Đường chỉ là lối đi tạm, bụi mù ngày nắng, sình lầy ngày mưa, nhiều đoạn suối bị lũ quét vẫn nguyên trạng đá chất chồng thành bãi, cảm giác như đang lạc vào hành tinh xa xôi nào đó. Những dãy núi trùng điệp chi chít vệt sạt lở chưa kịp khắc phục.

Nói về chuyến đi, nhà báo Uyên Viễn cho biết: "Nhóm được anh em tiền trạm thông báo trước tình hình thực tế, nhưng đến mới thấy sức tàn phá thiên nhiên thật khủng khiếp. Mọi thứ vẫn còn đó, cảm giác đại nạn như vừa xảy ra. 14 hộ gia đình người Dao khó khăn nhất được chọn ra, nhóm Uống trà đi trao mỗi hộ 5 triệu đồng giúp góp phần ổn định cuộc sống. Nhóm mong bà con có nhiều sức khỏe để xây dựng thôn bản ngày càng đầm ấm và sung túc hơn. Đặc biệt là biết cách bảo tồn, khai thác hợp lý vùng trà shan cổ thụ, nâng cao giá trị phát triển bền vững".

Nỗi niềm A Mú Sung

Gặp gỡ những nạn nhân của bão lũ Yagi ở A Mú Sung, mới thấy cuộc sống cơ cực họ đang đối mặt. Ổn định chưa xong, lại thêm chồng chất nỗi lo mới khi mùa mưa sắp đến. Cung đường núi thuộc tỉnh lộ 158 đang trong công đoạn san phẳng, mối nguy từ sạt lở vẫn còn đó.

Hoang sơ, chia cắt với miền xuôi, A Mú Sung vẫn là tên gọi xa lạ trên bản đồ trà Việt
Hoang sơ, chia cắt với miền xuôi, A Mú Sung vẫn là tên gọi xa lạ trên bản đồ trà Việt
Đường vào A Mú Sung bị thiệt hại nặng, đến nay vẫn chỉ có thể tiếp cận bằng xe máy
Đường vào A Mú Sung bị thiệt hại nặng, đến nay vẫn chỉ có thể tiếp cận bằng xe máy

Ở một khía cạnh khác liên quan đến cây trà, chuyến đi từ thiện cũng là cơ hội diện kiến "các cụ" trà thuộc giống shan cổ thụ ước tính trung bình từ 300 - 500 năm tuổi (vùng nguyên liệu được người làm trà Nguyễn Trung Kiên đang chung tay cùng bà con khai thác, sản xuất). Nhóm Uống trà đi chưa kịp mừng vì điều đó thì lại thêm nỗi lo khác. Thực trạng vùng trà bày ra trước mắt ở A Mú Sung là câu chuyện giằng co giữa hai thái cực phát triển bền vững và khai thác thô bạo dẫn đến việc cây trà dần mòn lao lực.

Người làm trà Nguyễn Trung Kiên bảo: "Nhìn cây trà, rất lo cho số phận "các cụ" khi cách khai thác cố hữu là đốn hạ. Để thay đổi tập quán canh tác, thu hái của bà con, không thể làm ngay được một sớm một chiều".

Những người yêu trà bên gốc trà shan cổ thụ ở A Mú Sung
Những người yêu trà bên gốc trà shan cổ thụ ở A Mú Sung

Uống trà đi là nhóm trà tổ chức nhiều nhất các chuyến điền dã về vùng trà cho thành viên của nhóm từ gần 10 năm qua. Tính ra hầu hết các vùng trà, đặc biệt là trà shan cổ thụ trải dài từ Đông - Tây Bắc, nhóm đều đã đặt chân đến. Các thành viên hạnh phúc với những hành trình khám phá ra vùng trà mới, được thưởng thức những phong vị nguyên bản từ cây trà cổ thụ.

Nhưng cứ sau mỗi hành trình, nỗi lo cho vùng nguyên liệu càng thêm nặng nề hơn bởi những chủ sở hữu cây trà chưa chú tâm vào câu chuyện ứng dụng hiệu quả phương cách khai thác bền vững. Giới chuyên môn chưa thực sự tập trung vào việc hướng dẫn, giúp dân vừa khai thác vừa bảo tồn cây trà. Người làm trà đang trong quá trình tích lũy tiềm lực và kinh nghiệm để mong có thể nâng tầm trà cổ thụ Việt đi xa hơn nữa. Những chuyển mình chậm chạp ấy khiến các vùng trà cổ thụ cứ hễ được phát hiện, có lúc được vinh danh, lại là khởi đầu cho giai đoạn dẫn đến kết thúc.

Nhiều vùng trà có cây đại thụ được vinh danh cây di sản từ năm 2019, khi ấy vẫn xanh tốt, mạnh khỏe, nhưng nay đã lìa đời. Câu chuyện từ Suối Giàng, Nậm Ty, Tủa Chùa… qua cách ứng xử với cây trà di sản, để lại kết thúc không có hậu với trà là những bài học điển hình đang còn nóng hổi.

Rời A Mú Sung với tâm trạng ngổn ngang, nhà báo Uyên Viễn tâm sự: "Tôi sẽ trao đổi thêm thực trạng cây trà cổ thụ với nhóm, liên kết thêm các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp mà nhóm thân quen. Qua đó, cùng tìm giải pháp giúp bà con miền cao nơi có cây trà shan cổ thụ có thể canh tác, thu hái, bảo tồn để phát triển trà đặc sản một cách bền vững".

(còn tiếp)

Theo Lam Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null