Uống trà đi!: Bản Liền, chuyện giờ mới kể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng vạt núi lở vẫn còn nguyên dấu tích, đường chưa rõ ra đường, dằn xóc, lắc lư, cùng bao lần thót tim khi bánh xe chỉ cách mép vực sâu chưa đầy gang với, đường vào Bản Liền hiện nay vẫn đầy nham nhở, bụi mù, chưa bình phục sau trận mưa lũ lịch sử 9.2024.

Chuyến xe lên Bản Liền gần đây đưa những người yêu trà đến từ TP.HCM, họ đi làm từ thiện.

Xã Bản Liền thuộc H.Bắc Hà, Lào Cai, nếu nói về trà, đây là vùng nguyên liệu đạt chuẩn chứng nhận hữu cơ lớn nhất cả nước với hơn 1.000 ha. Khi cơn bão Yagi ập đến, Bản Liền bị cô lập trong 7 ngày, đường điện bị cắt, thiếu nước, hơn 50 ha trà của dân bản người Tày cuốn theo những mảng sạt lở nham nhở khắp núi rừng. Tiếc rằng trà không phải là loại cây được nhận hỗ trợ từ ngân sách nên khó khăn chồng chất khó khăn với người trồng trà, đặc biệt là câu chuyện canh tác hữu cơ.

Thân quen và gắn bó với Bản Liền từ 2019, khi hay tin thực trạng vùng trà Bản Liền đang gặp khó, nhóm Uống trà đi khăn gói lên đường, với tinh thần đồng hành, chung tay với người trồng trà vượt khó.

Cô trò trẻ mẫu giáo ở Bản Liền vui với những chiếc mũ len do dì Năm đan tặng
Cô trò trẻ mẫu giáo ở Bản Liền vui với những chiếc mũ len do dì Năm đan tặng

Cơ duyên với Bản Liền

Cả nước có nhiều vùng trà trồng đạt chuẩn hữu cơ, riêng Bản Liền là cá biệt. Không hẳn miền núi này xa xôi cách trở với đồng bằng, mà bởi có được vùng trồng hơn 1.000 ha hữu cơ như hôm nay, nông dân Bản Liền đã trải qua những giai đoạn cùng cực của gian khó.

Anh Phạm Quang Thận, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) chè Bản Liền, cho biết ngày xưa Bản Liền nhiều trà cổ thụ lắm, cây cao lớn, thân to một hai người ôm. Nhưng trà bị lãng quên, uống thì không hết, bán chẳng ai mua, trà trở thành cây vô dụng, nông dân dần đốn bỏ, dành đất cho hoa màu ngắn hạn.

Rồi thời thế đổi thay, trà có thị trường, có người thu mua, dân bản nhận ra giá trị thực và bền lâu từ cây trà, họ rủ nhau lấy hạt, ươm mầm, trồng trà phủ xanh đồi trọc. Chuyện xảy ra từ 30 - 40 năm về trước.

Những cây trà hồi sinh ở Bản Liền được nhà báo Uyên Viễn, sáng lập nhóm Uống trà đi, biết đến, và tìm đến bản Liền trong những đợt mưa rừng mịt mù tháng 5.2019. Đường sá gian nan, đời sống bà con đầy cơ cực, ngoài sức tưởng tượng khi hình dung về một vùng trà gian khó. Nhưng điểm sáng là sự đồng lòng trong tái tạo vùng nguyên liệu, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng trà hữu cơ đạt chuẩn châu Âu.

Nhớ lại những ngày sơ giao ấy, Uyên Viễn kể: "Tôi xúc động thật sự, bởi trong nghề trà, làm hữu cơ không đơn giản. Có được chứng nhận ấy như tấm vé để trà có thể vào các thị trường khó tính của thế giới".

Nhưng để giữ được chứng chỉ hữu cơ, là điều không dễ, anh Phạm Quang Thận nêu lý do: "Có được chứng nhận hữu cơ đã khó, giữ được càng khó hơn. Bởi chỉ một lần ham lợi nhất thời, phá vỡ cấu trúc trong cách thức chăm bón như phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, toàn vùng hữu cơ sẽ bị tước danh hiệu, và không dễ để khôi phục lại".

Nhà báo Uyên Viễn nói thêm: "Ở nơi xa xôi, hẻo lánh như Bản Liền, người trồng trà hồi sinh cả một vùng trà rộng lớn, lại làm được hữu cơ. Toàn dân bản đồng lòng phối hợp thực hiện, thật đáng quý. Tôi coi đây là mô hình ưu việt để ngành trà học hỏi, nhân rộng".

Đường vào Bản Liền vẫn chưa thể hồi phục sau bão Yagi
Đường vào Bản Liền vẫn chưa thể hồi phục sau bão Yagi
Vùng trà hữu cơ Bản Liền chuẩn bị vào vụ xuân 2025
Vùng trà hữu cơ Bản Liền chuẩn bị vào vụ xuân 2025

Dạt dào yêu thương

Kể từ cơ duyên vào năm 2019, trở về lại TP.HCM, ở mỗi lần hội ngộ trà, Uyên Viễn thường lấy ví dụ câu chuyện canh tác hữu cơ Bản Liền chia sẻ cho các thành viên Uống trà đi và giữ kết nối thường xuyên với người trồng trà Bản Liền. Những chuyến thăm của các thành viên nhóm này lên Bản Liền sau đó cứ nối tiếp bởi câu chuyện nhân văn của dân bản với cây trà.

Trước mỗi chuyến đi, Uống trà đi lại kêu gọi, vận động anh em trong giới trà đóng góp để hỗ trợ đồng bào. Nhóm trao tặng cho dân bản những bồn đựng nước bằng inox loại 1.200 lít, tặng hạt giống từ cây trà shan cổ thụ để gieo trồng thêm. Tặng nông cụ sản xuất, đặc biệt là các túi đựng trà đạt chuẩn dành cho sản phẩm hữu cơ để dân bản dễ dàng thu hái, chứa đựng.

Chuyến đến Bản Liền mùa đông 2024, trưởng nhóm Uống trà đi nhớ lại: "Gặp gỡ, trò chuyện nhiều lần với cư dân Bản Liền, thấy ở họ những tiếc nuối về thời kỳ đốn bỏ cây trà, thấy rõ hơn quyết tâm tái tạo vùng trà như cách gầy dựng không chỉ cho hiện tại mà còn cho đời sau. Tôi và các anh em trong nhóm thực sự đồng cảm điều đó. Qua thực tế, chúng tôi học được từ Bản Liền: Cuộc sống luôn có những sai lầm, quan trọng là biết sửa sai, bao dung, điều tốt đẹp lại đến".

Một nương trà Bản Liền bị sạt mất trong cơn bão Yagi
Một nương trà Bản Liền bị sạt mất trong cơn bão Yagi
Anh Phạm Quang Thận (áo trắng), người gây dựng vùng trà hữu cơ cùng cư dân Bản Liền
Anh Phạm Quang Thận (áo trắng), người gây dựng vùng trà hữu cơ cùng cư dân Bản Liền
Cháu Lâm Bảo Hân nhận chiếc xe đạp mơ ước từ nhóm Uống trà đi
Cháu Lâm Bảo Hân nhận chiếc xe đạp mơ ước từ nhóm Uống trà đi

Cuối tháng 3.2025, 5 thành viên Uống trà đi lại đến Bản Liền. Nhiệm vụ cụ thể là với số tiền quyên góp hơn 35 triệu đồng, dùng một nửa mua nông cụ theo yêu cầu dân bản, nửa còn lại mua nhu yếu phẩm cho hơn 180 em học sinh mầm non ở 8 điểm trường tại Bản Liền. Những vật phẩm thiết thực như nồi cơm điện, khay nhựa đựng đồ chơi, gối ngủ, thìa ăn cơm, dao chặt, dao thái, xô nhựa, phích nước, bánh kẹo, sữa… góp cho việc giảng dạy và học tập của trẻ em Bản Liền thêm nhiều thuận lợi.

Nhóm này cũng dành một hỗ trợ đặc biệt cho bé Lâm Bảo Hân, 7 tuổi, ở đội 2. Hân mồ côi từ năm 3 tuổi, hiện sống cùng ông bà nội. Thông qua kết nối từ Chủ nhiệm HTX chè Bản Liền là anh Phạm Quang Thận, nhóm đã biến ước mong có chiếc xe đạp đi học của Hân thành hiện thực, cùng trao tặng thêm một số tặng phẩm với tổng trị giá là 5 triệu đồng.

Trong số quà tặng cho trẻ Bản Liền, có những chiếc mũ len được đan tay khéo léo. Hỏi ra mới biết tác giả những chiếc mũ ấy là dì Năm (nay đã 75 tuổi), người thân một thành viên nhóm Uống trà đi. Mỗi năm khi biết nhóm Uống trà đi chuẩn bị lên vùng cao, xứ lạnh, làm từ thiện, dì Năm lại cặm cụi, tự tay đan mũ len để nhóm dành tặng cho trẻ con giữ ấm. Một nghĩa cử thầm lặng, nhưng gói ghém trong đó dạt dào yêu thương.

Mỗi chuyến về miền trà hỗ trợ đồng bào, người tham gia sẽ đăng ký theo lịch trình cụ thể được hoạch định trước, tự trang trải chi phí cá nhân, ăn ở, đi lại suốt chuyến đi. Phần quyên góp từ các thành viên sẽ được phân chia cụ thể, có ít hỗ trợ ít, có nhiều làm nhiều, cái chính là đến với bà con vùng trà bằng tấm chân tình của những người yêu trà nơi phương xa. (còn tiếp)

Theo Lam Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Vỡ mộng” nơi đất khách

“Vỡ mộng” nơi đất khách

(GLO)- Lóa mắt trước viễn cảnh giàu sang, sung sướng do kẻ xấu vẽ ra, một số người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vượt biên sang Thái Lan để từ đây tìm đường đi Mỹ, Canada. Nhưng rồi, họ đều nhanh chóng “vỡ mộng” khi phải đối diện với thực tế.

Chìa khóa mở cửa Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khát vọng “mỏ vàng” còn ngủ yên

Chìa khóa mở cửa Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khát vọng “mỏ vàng” còn ngủ yên

Với lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên kỳ vĩ và kho tàng văn hóa đa dạng, Tây Nguyên và Nam Trung bộ sở hữu sức hút độc đáo. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi thế này để phát triển du lịch còn rất hạn chế. Làm thế nào để đánh thức “mỏ vàng” còn ngủ yên này, biến khát vọng thành hiện thực?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Với không ít gia đình công nhân lao động ở những thủ phủ công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, nghỉ hè là thời gian ám ảnh nhất. Bởi, con trẻ nghỉ hè nhưng phụ huynh vẫn đến nhà máy. Không ít phụ huynh buộc phải để con ở nhà một mình tại khu trọ, số khác đưa con cùng vào nhà máy hoặc gửi về quê.

Chuyện xưa Diệp Kính

Chuyện xưa Diệp Kính

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn quen gọi khu vực trung tâm TP. Pleiku là khu Diệp Kính. Một số bạn trẻ khi gặp tôi cũng thường hỏi về nguồn gốc của tên gọi này. Mỗi lần nhắc đến khu Diệp Kính, bao ký ức lại ùa về trong tôi.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

(GLO)- Nơi “phên giậu” phía Tây của Tổ quốc, những người lính quân hàm xanh ở Chốt 1 và Chốt 5 của Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày vững chí, bền gan bám trụ.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoành hành - Bài 2: Có tiếp tay, buông lỏng quản lý?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoành hành - Bài 2: Có tiếp tay, buông lỏng quản lý?

Thuốc là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân. Sau hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng vừa bị bắt giữ, dư luận đặt câu hỏi: Các cơ quan được giao quản lý, giám sát đã làm hết trách nhiệm và xử lý quyết liệt, công tâm chưa?

null