Ngược đèo mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những ngày gần đây, nếu ai có dịp đi trên Quốc lộ 24 đoạn từ huyện Kon Plông về thành phố Kon Tum, dễ dàng bắt gặp cảnh mỗi ngày có đến hàng trăm cặp vợ chồng từ tỉnh Quảng Ngãi bất chấp thời tiết lạnh giá, ngược đèo Vi Ô Lăk đến Kon Tum hái cà phê thuê, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Đến hẹn lại lên, vào mùa thu hoạch cà phê, hàng trăm người lao động nghèo từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước lại kéo nhau về Kon Tum để hái cà phê thuê. Mặc dù đã gần 11 giờ trưa nhưng bầu trời ở Măng Đen (huyện Kon Plông) vẫn xám màu chì. Nhịp sống ở đây dường như rất chậm. Bất chấp cái lạnh thấu da thịt, từng đoàn người từ các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây… của tỉnh Quảng Ngãi đèo nhau trên chiếc xe gắn máy nối đuôi nhau vượt đèo Vi Ô Lăk lên Kon Tum để đi hái cà phê thuê.

Năm nay, người trồng cà phê ai nấy cũng đều phấn khởi hơn năm trước bởi cà phê được mùa, giá cũng khá hơn năm trước. Chính vì thế, người trồng cà phê ở thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy… cần hàng trăm người hái cà phê. Các con đường dẫn vào những vườn cà phê ở các địa phương vào những ngày này, lúc nào cũng đông người vào ra.

 

Hàng trăm người vượt đèo Vi Ô Lăk tiến về Kon Tum để hái cà phê thuê. Ảnh: B.C
Hàng trăm người vượt đèo Vi Ô Lăk tiến về Kon Tum để hái cà phê thuê. Ảnh: B.C


Mùa cà phê chín năm nay, chị Nguyễn Thị Sương ở thôn Tân Sang, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) lại bận rộn với công việc hái cà phê. Để tìm được người hái cà phê thuê, chị đã trả 1 triệu đồng/tấn, cao hơn những chỗ khác 100 ngàn đồng/tấn.

Chúng tôi theo chân chị Sương đến một khu vườn trên triền đồi gần với mép nước lòng hồ thủy điện Plei Krông, cà phê đang chín rộ, từng chuỗi hạt no tròn, bóng đỏ. Phía bên trong rẫy cà phê, tiếng người gọi nhau, tiếng chuyện trò ríu rít, râm ran hòa với tiếng rào rào tuốt quả rơi lộp độp trên các tấm bạt trải dưới gốc cây.

Vừa tuốt hạt, chị Sương vừa cho biết, năm ngoái, khi mùa cà phê chín rộ nhưng tìm công hái cà phê thuê không ra. Bởi thời điểm đó dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh nên việc đi lại giữa các tỉnh rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Gia đình tôi cần thuê khoảng 70 công hái cà phê, rất may năm nay tình hình dịch Covid-19 đã được khống chế nên việc tìm công hái cà phê không khan hiếm như năm trước. Một ngày, mỗi người hái cà phê thuê bình quân đạt khoảng từ 2,5 đến 5 tạ tùy theo kinh nghiệm người hái và tùy theo vườn trái ra nhiều hay ít. Yêu cầu hái cà phê không chỉ nhanh và sạch quả trên cành, tránh rơi vãi, mà còn hạn chế tối đa việc tuốt nhiều lá xanh hoặc làm gãy cành để cây cà phê không bị kiệt sức ở mùa sau. Năm nay, giá cà phê tươi có cao hơn năm ngoái, tuy nhiên tiền đầu tư phân bón và tiền công hái cũng có tăng hơn nên lợi nhuận của người trồng cũng không tăng là bao.


 

Cà phê được giá hơn năm ngoái nên người trồng vui hơn. Ảnh: B.C
Cà phê được giá hơn năm ngoái nên người trồng vui hơn. Ảnh: B.C



Vừa kéo xong tấm bạt trải dưới gốc cây cà phê, thấy chúng tôi đến, anh Phạm Văn Sâu vẫn không ngừng tay hái quả cho biết: Vợ chồng chúng tôi ở xã Ba Xa, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) lên đây hái cà phê thuê đã được gần 1 tuần nay. Thời gian này, ở quê chúng tôi không có việc làm nên không có thu nhập. Cũng như nhiều năm trước đây, vợ chồng chúng tôi cũng như hàng chục gia đình khác trong thôn Nước Chạch đành phải gửi con nhỏ cho ông bà trông coi giúp để dẫn nhau lên Kon Tum hái cà phê thuê với mong muốn dành dụm được ít tiền để trang trải cuộc sống. Công việc hái cà phê không khó nhưng để đạt được năng suất lao động cao cũng không phải dễ. Người hái cà phê phải thực hiện lần lượt từng cành, từng luống. Đồng thời, các tay hái phải thật khéo léo nếu không cành sẽ gãy, hư hỏng ảnh hưởng đến năng suất năm sau. Mỗi ngày 2 vợ chồng tuốt cà phê bình quân từ 5 đến 7 tạ, mặc dù đã đeo bao tay nhưng vẫn bị rát là chuyện bình thường.

Mỗi nhóm hái cà phê thuê khoảng từ 4 đến hơn 10 người tùy theo diện tích nhiều hay ít. Số cà phê hái xuống sẽ rơi vào tấm bạt căng sẵn dưới đất, sau đó họ cùng nhau kéo ra khoảng trống rộng và đổ vào bao lớn để cân. Sau khi cân xong họ vác chất lên xe tải với giá 20 ngàn đồng/tấn để mang đi phơi.

 

Mỗi nhóm hái cà phê thuê khoảng từ 4 đến hơn 10 người tùy theo diện tích. Ảnh: BC
Mỗi nhóm hái cà phê thuê khoảng từ 4 đến hơn 10 người tùy theo diện tích. Ảnh: BC


Cùng nhóm hái cà phê thuê, cũng là người cùng thôn với anh Sâu, chị Phạm Thị Thiếp cho biết: Mấy năm nay tình hình dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra nên mùa màng, công việc ở quê gặp nhiều khó khăn. Sau cơn bão số 5, tôi gửi 2 đứa con nhỏ cho ông bà ngoại nuôi để lên Kon Tum xin đi hái cà phê thuê với mong muốn dành dụm được ít tiền để lo cho gia đình. Do hái cà phê theo hình thức nhận khoán tính tiền theo tấn nên mới 4 giờ sáng là chúng tôi dậy nấu cơm nước và đi hái rồi. Chúng tôi nấu nướng, ăn uống, ngủ nghỉ tại đám cà phê luôn nên điều kiện sinh hoạt cũng rất vất vả…

Những hạt cà phê chín đỏ theo đôi tay thoăn thoắt lần lượt đua nhau rơi xuống đất. Thu nhập trung bình của người hái cà phê thuê dao động từ 250 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/ngày. Họ cứ miệt mài dậy sớm thức khuya để làm thuê. Số tiền ấy họ để dành lo cho các con có thêm sách vở, áo ấm đến trường hoặc lợp lại mái nhà đang tan hoang sau những cơn bão dữ…


https://www.baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/nguoc-deo-muu-sinh-26816.html

Theo Bảo Châu (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.