'Ngôi làng bền vững' - Kỳ 1: Những phận đời khốn khó ở Hưng Thạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Là một trong 3 xã khó khăn nhất của huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, đến nay xã Hưng Thạnh vẫn 'đóng đinh” nhóm cuối bảng. Dù không ngừng cố gắng, nhưng do điều kiện đất đai khắc nghiệt, đời sống nhiều người dân vẫn bấp bênh, trắc trở.
Mùa mưa sắp tới ông Đỗ Văn Hùng, xã Hưng Thạn h, sửa sang lại ngôi nhờ đã xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: A.V.
Mùa mưa sắp tới ông Đỗ Văn Hùng, xã Hưng Thạn h, sửa sang lại ngôi nhờ đã xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: A.V.
Gắn liền với câu nói "Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh", vùng đất Tháp Mười xưa vốn nổi tiếng với điều kiện sống khắc nghiệt và hoang vu. Nhưng có lẽ nơi vẫn còn gợi nhớ về câu ví xưa chính là xã Hưng Thạnh.
Vùng đất bưng phèn ngày ấy bây giờ
Dọc các tuyến kênh vẫn còn nhiều bưng phèn đỏ quạch, chỉ có tràm mới có thể sinh sôi. Quá nửa thân tràm là màu đỏ của phèn chua khiến nhiều nông dân xứ khác muốn đến mần ăn phải quay đầu bỏ chạy. Chưa kể chỗ nào nước trong cũng khỏi mong thấy cá vì quá phèn chua.
Hình ảnh những gian nhà sàn quen thuộc với cư dân đầu nguồn Mekong cũng khá quen thuộc tại đây với kết cấu kiểu sàn đặc trưng để chống chọi với lũ lụt. Nhưng những gian nhà ở Hưng Thạnh còn có cả sự cũ kỹ, dột nát, cột kèo vẹo xiêu.
Trong ngôi nhà ấy chỉ thường thấy phụ nữ và trẻ em bởi những trụ cột gia đình phải đi làm ăn xa, kiếm miếng ăn cho cả nhà. Phụ nữ không có công việc ổn định, trình độ lao động có hạn nên chỉ có thể ở nhà cơm nước cho chồng và chăm con.
Những ngôi nhà dột nát, vách phênh tạm bợ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: A.V.
Những ngôi nhà dột nát, vách phênh tạm bợ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: A.V.

Mái nhà dột tả tơi mà gia chủ chỉ có thể chạy ăn từng bữa, không đủ tiền để sửa - Ảnh: A.V.
Mái nhà dột tả tơi mà gia chủ chỉ có thể chạy ăn từng bữa, không đủ tiền để sửa - Ảnh: A.V.
Chúng tôi ghé qua nhà chị Võ Thị Kim Ngoan lúc chị và con trai vẫn đang mơ ngủ trên chiếc võng đong đưa. Nhà sát đường lộ nên chị Ngoan bày biện vài mặt hàng đặc sản quê nhà bán cho khách qua đường.
Lúc trước, anh Đào Vũ Qui, chồng chị Ngoan, cũng kiếm đồng ra đồng vào nhờ sửa xe. Giờ dịch COVID-19, quán vắng hoe, hàng hóa bụi bám đầy, còn chị Ngoan chỉ biết buông lời than: "Ổng đi mần hồ rồi, kiếm gạo ăn qua ngày".
Những phận người như gia đình chị Ngoan không hiếm ở xã Hưng Thạnh. Họ tha hương từ nơi khác đến với ước mong tậu mảnh đất để sản xuất. Nào ngờ đất phèn chua, canh tác lúa mà cứ quanh quẩn, lúa cũ đổi lúa mới.
Mần ruộng không lời, họ bán đất dần, đến khi gặp cảnh khốn cùng, đau bệnh thì chỉ còn vỏn vẹn nền nhà trong khi mái nhà đã rách bươm.
Mưa là cả nhà không ai dám ngủ. Nhà vừa dột vừa rung, sợ nó bay đi luôn. Tui nói với ông xã trồng thêm ít cây tràm xung quanh nhà để có gì chằng, cột phụ thêm. Nhưng cũng chẳng yên tâm vì có cây níu mà nhà mục thì cũng như không
Chị VÕ THỊ KIM NGOAN
Giấc mơ an cư quá xa vời
Trẻ em, người già và phụ nữ thường ở nhà trông chờ nguồn thu nhập từ những trụ cột trong gia đình - Ảnh: A.V.
Trẻ em, người già và phụ nữ thường ở nhà trông chờ nguồn thu nhập từ những trụ cột trong gia đình - Ảnh: A.V.

Và có cả những gia đình chỉ có trẻ con trông nhà - Ảnh: A.V.
Và có cả những gia đình chỉ có trẻ con trông nhà - Ảnh: A.V.
Cái nghèo còn đeo mang những hộ không đất sản xuất trên mảnh đất Hưng Thạnh khi họ phải oằn lưng chống chọi qua con nước lũ.
Nhiều năm về trước, mùa lũ còn mang tôm cá đầy ắp về cho cư dân nơi đây, giờ lũ chỉ báo hiệu một mùa đói kém khi công việc làm thuê làm mướn trên đồng cũng hết veo mà tôm cá cũng mất hút.
Những gia đình nhà dột cột xiêu cứ vậy sống thấp thỏm qua từng cơn gió thổi mạnh giữa đồng không mông quạnh.
Với gia đình chị Ngoan, nỗi niềm mơ ước bấy lâu của đôi vợ chồng nghèo là ngôi nhà lành lặn, vững chãi, để giấc ngủ sau ngày dài cực nhọc không bị đánh thức bởi tiếng gió rít trên mái tôn.
Thu nhập của gia đình quá bấp bênh, lo cái ăn trong nhà đã quá sức nên nào dám mơ đến một mái nhà vững chãi cho những mùa mưa bão sắp tới.
Phụ nữ do không có công việc ổn định chỉ ở nhà lo cơm nước và chăm con. Thu nhập vì thế cũng bấp bênh - Ảnh: A.V.
Phụ nữ do không có công việc ổn định chỉ ở nhà lo cơm nước và chăm con. Thu nhập vì thế cũng bấp bênh - Ảnh: A.V.
Gia đình chị Ngoan luôn chật vật mưu sinh, chồng sửa xe, vợ buôn bán nhưng mãi chẳng thoát nổi nghèo - Ảnh: A.V.
Gia đình chị Ngoan luôn chật vật mưu sinh, chồng sửa xe, vợ buôn bán nhưng mãi chẳng thoát nổi nghèo - Ảnh: A.V.
Dọc tuyến đường tỉnh 844, đường huyết mạch qua địa bàn xã Hưng Thạnh, nhưng vẫn có nhiều đoạn người dân chưa có điện lưới quốc gia sử dụng, chủ yếu xài điện chia hơi (điện câu đuôi).
Không chỉ sử dụng điện giá cao, tình trạng đáng báo động là việc thiếu nước sạch khi các tuyến kênh bị ô nhiễm nặng do chăn nuôi và rác thải. Đặc biệt chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm vất bừa bãi.
Nhà ở, ô nhiễm nông thôn cũng là nỗi lo của UBND xã Hưng Thạnh. Ông Đoàn Văn Tuấn - chủ tịch UBND xã - chia sẻ: "Địa phương cũng kêu gọi nhiều nơi, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương giúp đỡ để giúp xóa nhà xiêu vẹo, dột nát".
Mong muốn của địa phương cũng là ước mơ của nhiều cư dân có cuộc sống bấp bênh chưa biết ngày mai. Và có lẽ cần thêm nữa "nhiều cánh tay" tương trợ của cộng đồng cùng một giải pháp toàn diện hơn, giúp người dân Hưng Thạnh ổn định cuộc sống, thắp lên hi vọng vào tương lai phát triển.
Dự án "Ngôi làng bền vững" là sáng kiến của SonKim Land phối hợp chính quyền xã Hưng Thạnh và tổ chức NGO Habitat thực hiện với các hoạt động hỗ trợ về nhà ở, vệ sinh nước sạch và tập huấn.
Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, phát huy thế mạnh của mỗi hộ dân để tự vượt lên khó khăn và phát triển bền vững. Đồng thời gây dựng mô hình thành công có sức lan tỏa, trở thành mô hình kiểu mẫu có thể tiếp tục nhân rộng tại địa phương và các khu vực khác.
SonKim Land là nhà đầu tư tiên phong trong phân khúc bất động sản cao cấp và hạng sang trụ sở tại TP.HCM. Ba lĩnh vực kinh doanh SonKim Land tập trung hướng đến bao gồm bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại (văn phòng và nghỉ dưỡng) và dịch vụ quản lý bất động sản.
Dự án "Ngôi làng bền vững" là một sáng kiến của công ty nằm trong khuôn khổ chiến lược hỗ trợ phát triển cộng đồng một cách bền vững và dài hạn.
Kỳ tới: Mơ về ngôi nhà vững chãi của người dân Hưng Thạnh
NGỌC TÀI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.