Ngoạn mục cảnh nhiếp ảnh gia Việt 'săn' cá khổng lồ ở biển Đông Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nguyễn Ngọc Thiện được cho là nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên đã lặn và ghi hình cận cảnh cá nhà táng tại vùng biển Đông Phi.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện (hiện sống tại TP.HCM), chuyên chụp ảnh dưới nước, vừa có hành trình đến vùng biển châu Phi xa xôi vào đầu tháng 5.2023 để lặn và ghi hình cá nhà táng. Bộ ảnh "săn" cá khổng lồ dưới đại dương thăm thẳm của anh nhận được đánh giá cao của giới nhiếp ảnh trong nước và gây ấn tượng mạnh với người xem.

“Tôi mong muốn thực hiện các chuyến đi tìm và ghi hình cá voi ở những vùng biển xa xôi, một số điểm trong danh sách rút gọn có thể kể đến như quần đảo French Polynesia, đảo quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương; đảo quốc Dominica ở vùng biển Caribê hay Sri Lanka ở Ấn Độ Dương. Chuyến đi lẽ ra đã được thực hiện từ năm 2020, nếu không bất ngờ xuất hiện Covid-19. Sau đó, tình cờ đã hướng sự ưu tiên đến vùng biển Đông Phi, khu vực nằm giữa tam giác Madagascar, quần đảo Reunion (Pháp) và thành phố cảng Port Louis của Mauritius - nơi đối tượng tôi muốn ghi hình cá nhà táng”, anh Thiện kể.

Chuyến đi này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện lặn biển cùng vài người bạn thân thiết và ấn tượng trước kích thước khổng lồ của cá nhà táng, hay còn gọi là sperm whale, loài động vật có vú săn mồi có răng lớn nhất trên thế giới, thuộc bộ cá voi. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Chuyến đi này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện lặn biển cùng vài người bạn thân thiết và ấn tượng trước kích thước khổng lồ của cá nhà táng, hay còn gọi là sperm whale, loài động vật có vú săn mồi có răng lớn nhất trên thế giới, thuộc bộ cá voi. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Một cá thể cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài từ 16 - 20m và nặng 35 - 50 tấn; trong khi cá thể cái dài khoảng 10 - 15m và nặng khoảng 20 - 30 tấn. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Một cá thể cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài từ 16 - 20m và nặng 35 - 50 tấn; trong khi cá thể cái dài khoảng 10 - 15m và nặng khoảng 20 - 30 tấn. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Nhiều chuyên gia về ảnh trong nước thừa nhận, Nguyễn Ngọc Thiện là “nhiếp ảnh gia Việt đầu tiên” đã lặn và ghi hình, chụp ảnh một cách chuyên nghiệp, cận cảnh loài cá voi này tại vùng biển lục địa đen. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Nhiều chuyên gia về ảnh trong nước thừa nhận, Nguyễn Ngọc Thiện là “nhiếp ảnh gia Việt đầu tiên” đã lặn và ghi hình, chụp ảnh một cách chuyên nghiệp, cận cảnh loài cá voi này tại vùng biển lục địa đen. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Một số thống kê ấn tượng về cá nhà táng như chúng có phần đầu lớn nhất thế giới, đầu của chúng chiếm 25 - 35% tổng chiều dài cơ thể; não nặng tới 8kg; tim có thể nặng tới 125kg. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Một số thống kê ấn tượng về cá nhà táng như chúng có phần đầu lớn nhất thế giới, đầu của chúng chiếm 25 - 35% tổng chiều dài cơ thể; não nặng tới 8kg; tim có thể nặng tới 125kg. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Cá nhà táng là một trong những loài có khả năng lặn sâu nhất thế giới, thường sâu từ 1 - 2 km để kiếm ăn. Mỗi lần lặn như thế có thể kéo dài hơn 1 - 2 giờ. Vì thế, việc "săn lùng" chúng để ghi hình là thách thức lớn với bất kỳ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Cá nhà táng là một trong những loài có khả năng lặn sâu nhất thế giới, thường sâu từ 1 - 2 km để kiếm ăn. Mỗi lần lặn như thế có thể kéo dài hơn 1 - 2 giờ. Vì thế, việc "săn lùng" chúng để ghi hình là thách thức lớn với bất kỳ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Vũ điệu của cá nhà táng và con người. Anh Thiện kể, khi lặn nghe các âm thanh tách, tách, tách ngắt quãng liên tục trong dòng nước, chính là âm thanh mà cá nhà táng sử dụng để giao tiếp với nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Vũ điệu của cá nhà táng và con người. Anh Thiện kể, khi lặn nghe các âm thanh tách, tách, tách ngắt quãng liên tục trong dòng nước, chính là âm thanh mà cá nhà táng sử dụng để giao tiếp với nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Thức ăn của cá nhà táng bao gồm bạch tuộc, mực, kể cả mực khổng lồ và nhiều loài cá như các loài cá đuối sống ở đáy nước. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Thức ăn của cá nhà táng bao gồm bạch tuộc, mực, kể cả mực khổng lồ và nhiều loài cá như các loài cá đuối sống ở đáy nước. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Việc săn cá voi quy mô lớn, nhất là vào những thập kỷ giữa thế kỷ 20, đã khiến kích thước trung bình của cá nhà táng giảm đi vì những con cá đực lớn thường bị các thuyền săn cá truy lùng. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Việc săn cá voi quy mô lớn, nhất là vào những thập kỷ giữa thế kỷ 20, đã khiến kích thước trung bình của cá nhà táng giảm đi vì những con cá đực lớn thường bị các thuyền săn cá truy lùng. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Trong cùng một khung hình, ta dễ dàng thấy được con người nhỏ bé như thế nào so với những gã khổng lồ của đại dương. Trải nghiệm được những điều kỳ vĩ của tự nhiên sẽ thấy con người thật nhỏ bé. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Trong cùng một khung hình, ta dễ dàng thấy được con người nhỏ bé như thế nào so với những gã khổng lồ của đại dương. Trải nghiệm được những điều kỳ vĩ của tự nhiên sẽ thấy con người thật nhỏ bé. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Con người đã bắt đầu tìm hiểu cá voi từ thế kỷ 18 nhưng mãi đến năm 2008, các nhà nghiên cứu mới công bố phát hiện ghi nhận nhiều cá nhà táng thực hiện hành vi ngủ ở tư thế thẳng đứng ngay dưới mặt nước trong nhiều phút mỗi lần. Trong ảnh là nữ thợ lặn đi cùng với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện đang bơi cùng với cá. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Con người đã bắt đầu tìm hiểu cá voi từ thế kỷ 18 nhưng mãi đến năm 2008, các nhà nghiên cứu mới công bố phát hiện ghi nhận nhiều cá nhà táng thực hiện hành vi ngủ ở tư thế thẳng đứng ngay dưới mặt nước trong nhiều phút mỗi lần. Trong ảnh là nữ thợ lặn đi cùng với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện đang bơi cùng với cá. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Hiện chưa có những lý giải chắc chắn tại sao cá nhà táng lại ngủ thẳng đứng. Có giả thuyết cho rằng, chúng ngủ thẳng đứng theo chiều dọc để kiểm soát hơi thở dễ dàng hơn khi cần thức dậy, hoặc để luôn trong tư thế an toàn và cảnh giác với những kẻ săn mồi tiềm năng ở đại dương như cá voi sát thủ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Hiện chưa có những lý giải chắc chắn tại sao cá nhà táng lại ngủ thẳng đứng. Có giả thuyết cho rằng, chúng ngủ thẳng đứng theo chiều dọc để kiểm soát hơi thở dễ dàng hơn khi cần thức dậy, hoặc để luôn trong tư thế an toàn và cảnh giác với những kẻ săn mồi tiềm năng ở đại dương như cá voi sát thủ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

“Trong những năm đầu tham gia cộng đồng nhiếp ảnh của National Geographic, tôi đã may mắn được chiêm ngưỡng và học hỏi nhiều từ các nhiếp ảnh gia tài năng trên khắp thế giới, trong đó có nhà bảo tồn đại dương - nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nổi tiếng Paul Nicklen, đồng thời là nhà đồng sáng lập tổ chức bảo tồn SeaLegacy và tạp chí Oceanographic Magazine, nơi tôi được cộng tác và có những hình ảnh xuất bản trên tạp chí này. Những ngày đầu, khi mới chuyển sang bộ môn nhiếp ảnh dưới nước, tôi tình cờ chiêm ngưỡng và thật sự kinh ngạc trước tấm ảnh Paul chụp những con cá nhà táng đang chìm vào giấc ngủ sâu giữa lòng đại dương theo phương thẳng đứng, tựa như những cột trụ khổng lồ cứ lơ lửng trôi giữa vùng không gian không trọng lực bao la bên dưới mặt nước. Từ đó tôi ôm ấp một ngày chụp được những bức ảnh như vậy và cuối cùng, tôi đã làm được”, anh Thiện chia sẻ.

Cá nhà táng ngủ thẳng đứng, bên cạnh là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Cá nhà táng ngủ thẳng đứng, bên cạnh là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

“Cảnh tượng cá voi ngủ đứng có thể xem là một trong những kỳ quan của thế giới tự nhiên, được xem là hiếm gặp cho tới ngày nay vì hầu như rất khó để xác định vị trí khi cá voi đang ngủ giữa lòng đại dương bao la, ngay cả thiết bị dò sóng âm bình thường cũng rất khó phát hiện vì chúng hầu như hoàn toàn bất động bên dưới mặt nước và thường không phát ra âm thanh khi đang ngủ sâu. Và đến ngày thứ 7 của cuộc hành trình, tôi và các bạn lặn không ngờ lại đủ may mắn để được chứng kiến tận mắt cảnh tượng cá voi ngủ ngoạn mục như thế”, anh Thiện hào hứng.

Ngoài kỹ năng lặn thì các thiết bị lặn, chụp ảnh chuyên nghiệp là yếu tố không thể thiếu, gồm máy dò thủy âm (ảnh). Mỗi ngày ra khơi đi tìm cá voi đối với anh Thiện thật nhiêu khê và phụ thuộc “hên xui”, không hôm nào giống hôm nào. Có hôm vừa ra khơi đã thấy cột nước bắn lên đằng xa của cá nhà táng, nhưng cũng có hôm lênh đênh cả ngày giữa biển chẳng thấy con nào, mà biển lại mênh mông... Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Ngoài kỹ năng lặn thì các thiết bị lặn, chụp ảnh chuyên nghiệp là yếu tố không thể thiếu, gồm máy dò thủy âm (ảnh). Mỗi ngày ra khơi đi tìm cá voi đối với anh Thiện thật nhiêu khê và phụ thuộc “hên xui”, không hôm nào giống hôm nào. Có hôm vừa ra khơi đã thấy cột nước bắn lên đằng xa của cá nhà táng, nhưng cũng có hôm lênh đênh cả ngày giữa biển chẳng thấy con nào, mà biển lại mênh mông... Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.