Nghi vấn chiếc bình vôi bằng vàng trong mộ phần Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số gần 500 hiện vật phát lộ trong quá trình trùng tu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ ở hai hòm đồ tùy táng, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt chú ý chiếc bình vôi bằng vàng với những nghi vấn “lạ".
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Cuối năm 2010, lúc đang tu bổ mộ phần của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân tại khu Di tích lăng miếu Núi Sam (thuộc P.Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), thì phát hiện vị trí lún sụp trong khu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân của ông là bà Châu Thị Tế, đã tình cờ phát lộ hai hòm đồ tùy táng của ông và vợ ông với tổng số hơn 500 hiện vật.
Số hiện vật này hiện đang được trưng bày tại nhà trưng bày Thoại Ngọc Hầu trong khu di tích nói trên, trong đó đặc biệt là chiếc mũ Đầu Hổ của ông cùng với nhiều vật dụng bằng kim loại quý của phu nhân nhưng điều nghi vấn của nhà nghiêu cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt ở chiếc bình vôi bằng vàng của bà.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Theo ông Vũ Kim Lộc: "Chiếc bình này có chiều cao 9 cm, đường kính đáy 2,3 cm, nặng 2 lượng, 8 phân, 7 ly, vàng 8,5 tuổi. Về kiểu dáng rất giống với loại bình vôi bằng bạc và đồng của Khmer, phần nắp chiếm quá nửa phần thân và có phía trên nhiều tầng hoa văn. Phần thân ở phía dưới thắt phần đáy và xung quanh mặt ngoài chân đế có hàng hoa văn là các hạt tròn nổi. Còn phần trong lòng trôn có hoa văn rất khó nhìn".
Mặc dù đang là thời điểm đón tết Nguyên đán nhưng nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc vẫn cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi về hiện vật này. Ông nói: “Tôi đã cố gắng xoay xở với nhiều chiều ánh sáng và đã phát hiện ra một hình bò phải nói là được che giấu rất khéo với các đường chạm chìm, nổi đánh lạc hướng nhìn, và có lẽ đây là bò thần Nandi rất phổ biến trong điêu khắc đá của văn hóa Khmer. Thế nhưng, điều khó hiểu hơn nữa ở đây là có một vòng tròn với họa tiết văn thừng được hàn thêm vào sát với chân đế và bao xung quanh hình bò. Là người trong nghề kim hoàn tôi nhận thấy, vòng tròn này được thêm vào không phải để tăng cường độ cứng, vì như vậy sẽ là thừa và tốn thêm vàng, mà là có mục đích”.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Trước đây, trong một lần gặp gỡ bất ngờ, vô tình TS. Hồ Xuân Tịnh (nguyên GĐ Sở Văn Hóa tỉnh Quảng Nam) khi xem ảnh của chiếc bình đã có vài lời trao đổi với nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc "hình bò ở trôn làm tôi liên tưởng đến chiếc triện đóng niêm sáp trên phong thư ngày xưa”.
Từ đó, ông Vũ Kim Lộc càng củng cố thêm lập luận của mình, rằng: “Như vậy nghi vấn của tôi đã được gợi mở phần nào vì tôi nhận ra rằng vòng tròn văn thừng được thêm vào đáy bình là hình thức trang trí thêm phần tôn vinh cho hình bò. Khi đóng vô sáp hoa văn tròn nổi xung quanh mặt ngoài chân đế bình cùng với vòng văn thừng ở trôn sẽ tạo thành vòng hoa văn bao quanh hình bò, và hình như dấu triện ở đây đã được “ngụy trang” một cách khéo léo".
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên , ông Vũ Kim Lộc lại băn khoăn: "Nếu vậy thì sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh dấu triện này, như tại sao nó lại phải ngụy trang với hình thức là chiếc bình vôi và lại thuộc về đồ dùng cá nhân của phu nhân của Thống chế Thoại? Liệu có liên quan gì giữa Thống chế Thoại và triều đình Cao Miên, bởi ông được triều Nguyễn ba lần giao chức Bảo hộ Cao Miên vào những thập niên đầu thế kỷ 19”.
Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc có lời chúc sức khỏe đến độc giả và thông qua báo Thanh Niên ông cho rằng, những nghi vấn của mình về chiếc bình vôi bằng vàng ông đã giải thích những gì thuộc về chuyên môn, còn phần cần làm rõ thêm về hiện vật này, từng nằm trong số các đồ tùy táng trong phần mộ của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ, rất mong các nhà sử học "có góc nhìn khác" chỉ giáo thêm.
Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null