'Giải mã' tiền cổ thời Tây Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thắng thù trong, giặc ngoài, triều đại Tây Sơn tập trung ngay vào việc xây dựng đất nước. Và đúc tiền là việc làm được triều đại Tây Sơn rất quan tâm.
Tiền Quang Trung thông bảo và Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo và Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Vua Quang Trung ban chiếu khuyến nông, phát triển công - thương nghiệp, mở rộng việc buôn bán trong lẫn ngoài nước. Trong phát triển kinh tế thì đúc tiền là việc làm được triều đại Tây Sơn rất quan tâm. Ba đời vua triều đại Tây Sơn đã cho đúc tiền là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Toản. Tiền thời Tây Sơn được chia làm 9 loại và căn cứ lưng tiền có các dấu hiệu khác nhau, người ta chia ra làm nhiều kiểu.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Trong 15 năm trị vì, Nguyễn Nhạc cho đúc nhiều tiền đồng nhưng chỉ có một loại mang niên hiệu Thái Đức thông bảo. Tiền Thái Đức lưu hành trong phạm vi hẹp, cho đến nay giới khảo cổ tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh xứ Đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận). Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thái Đức thông bảo, chữ viết chân phương.
Tiền Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Vì loại tiền này mỏng dẹp, có gờ viền mép hơi lớn và viền lỗ vuông rộng nên chữ viết bị thu nhỏ không nổi rõ, do đó chữ bị mờ khó đọc. Kỹ thuật đúc không sắc sảo, chất đồng không đẹp. Đường kính đồng tiền từ 22,5 mm đến 24 mm, lưng tiền có các dấu hiệu khác nhau. Tiền Thái Đức lưu hành song song cùng với tiền của vua Chiêu Thống, Quang Trung và Quang Toản.
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm 1788, lấy niên hiệu là Quang Trung, đề nghị với nhà Thanh mở cửa ải, thông thương chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngừng hoạt động, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Để phát triển kinh tế, vua Quang Trung đã cho đúc 4 loại tiền rất nhiều kiểu với nhiều dấu hiệu khác nhau ở lưng tiền.
Loại 1: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, viết chân phương. Viền mép và lỗ rộng nên chữ viết bị thu nhỏ. Chữ đúc nổi không rõ, vì tiền mỏng nên có những chữ bị mờ, khó đọc. Gờ mép và viền lỗ ở cả 2 mặt tiền và lưng tiền không nổi rõ. Tiền làm bằng đồng đẹp hơn tiền Thái Đức. Đường kính đồng tiền 25 mm, lưng tiền có nhiều kiểu khác nhau.
Loại 2: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung đại bảo, chữ bảo viết giản thể, 3 chữ còn lại viết chân phương. Đường kính 25 mm, lưng tiền để trơn.
Loại 3: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, chữ bảo viết giản thể. Đường kính 25 mm, lưng tiền để trơn, có những vòng tròn nhỏ tiếp tuyến ở phía trong của gờ viền mép.
Loại 4: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, chữ viết chân phương. Lưng tiền đúc nổi hai chữ An Nam, chữ viết theo lối chữ thảo.
Tiền Thái Đức thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Thái Đức thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện rất nhiều trên khắp đất nước, cả vùng biên giới hay hải đảo xa xôi, đặc biệt là ở các thương cảng lớn.
Năm 1793, Nguyễn Huệ mất, con trai là Quang Toản lên ngôi lấy niên hiệu 2 lần: Cảnh Thịnh (1793-1801) và Bảo Hưng (1801-1802). Quang Toản cũng cho đúc 4 loại tiền, nhưng số lượng không nhiều như tiền Quang Trung. Tuy nhiên, thời kỳ này đã cho đúc những loại tiền đồng cỡ lớn dùng để ban thưởng hoặc cũng có thể tiêu dùng, mà các đời vua Thái Đức, Quang Trung không đúc.
Gồm các loại tiền:
Loại 1: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo viết theo kiểu chữ chân phương. Có viền gờ mép rộng, lỗ vuông lớn.Hình dạng, kích thước chữ viết đều giống như tiền Quang Trung.Nhưng tiền đúc dày hơn và chất liệu đồng tốt hơn. Đường kính đồng tiền từ 22,5 mm đến 25 mm, lưng tiền để trơn hoặc có những dấu hiệu khác, giống như tiền thời Quang Trung.
Loại 2: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo, chữ chân phương, rõ ràng và đẹp. Gờ viền mép có hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau. Đường kính lớn hơn các loại tiền khác: 26 mm. Tiền đúc dày, chất liệu đồng rất đẹp. Lưng tiền cũng có viền mép hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau giống như mặt tiền. Trên lỗ vuông 2 bên phải trái có đúc nổi hình rồng bay trong mây và dưới lỗ vuông có đúc nổi 2 con cá đang bơi trong nước.
Loại 3: tiền đồng lớn, đường kính 45 mm. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo, viết chân phương, có viền mép hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau. Tiền đúc dày, kỹ thuật đúc đẹp.
Loại 4: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Bảo Hưng thông bảo. Đến nay tiền Bảo Hưng thông bảo vẫn chưa tìm thấy.
Tiền Quang Trung thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Ở Bình Định, tiền cổ thời kỳ Tây Sơn được phát hiện khá nhiều, địa bàn tìm thấy là những khu vực đồn trú quân lương của nghĩa quân Tây Sơn, cửa biển, bến sông và những nơi giao lưu, trao đổi, mua bán.
Tuy tồn tại trong thời gian ngắn (1778-1802), nhưng triều đại Tây Sơn đã cho đúc nhiều kiểu, loại tiền. Việc phát hiện các loại tiền Tây Sơn trên mọi vùng của đất nước ta chứng tỏ rằng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tiền Tây Sơn chiếm số lượng áp đảo tất cả các loại tiền Việt Nam và cả tiền Trung Quốc đang lưu hành đồng thời. Đây là một bằng chứng rất đáng chú ý về chính sách kinh tế của nhà Tây Sơn. Các vua triều đại Tây Sơn, nhất là Quang Trung đã ra sức xây dựng một nền kinh tế độc lập và giàu mạnh.
Theo Nguyễn Thanh Quang (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.