Nghề trồng hoa Tết ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khi những đợt gió đông lạnh lùa về thêm dày, nắng vàng thêm se sắt là lúc các nhà vườn ở 2 xã An Phú và Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tất bật vào vụ chăm trồng hoa Tết.
Hoa cắm bình được trồng ở đây chủ yếu là lay ơn, huệ và một ít diện tích hoa cúc, hoa ly. Theo anh Lê Thành Trung (thôn 2, xã An Phú), nghề trồng hoa Tết ở An Phú có chừng 25 năm trước. Lúc ấy, bà con chỉ trồng giống lay ơn địa phương (thường gọi lay ơn cỏ) với cành nhỏ, ngắn, hoa đơn sắc đỏ thẫm, cánh lưa thưa như bông cỏ. Khoảng 15 năm trở lại đây, giống lay ơn nội cũng được cải thiện về “tầm vóc”, còn thêm giống lay ơn ngoại có thân và hoa lớn, ken dày, đa sắc, cả lay ơn vàng lưỡi hổ viền màu đỏ ở đầu cánh.
Khi rau đã thu hoạch, đất đã nghỉ độ 10 ngày, củ giống các loại hoa lay ơn, ly từ Đà Lạt được nhập về. Đến đầu tháng 10 Âm lịch trên nền đất ruộng được cày xới kỹ lưỡng, đánh luống trộn phân hữu cơ ủ hoai, nhà vườn bắt đầu xuống giống. Sau độ 1 tuần, mầm non nhú mình từ nền đất ẩm, thân cây cao dần, lá xanh đậm vươn mình trong nắng gió. Cứ thế mà chăm bón, sau thời gian từ 80 đến 90 ngày (tùy thuộc vào từng loại hoa, thời tiết), lay ơn cho thu hoạch.
Phục vụ hoa Tết, gia đình anh Trung trồng 5 sào hoa lay ơn, thí điểm 300 m2 hoa ly. Trong giai đoạn chăm sóc, anh chỉ cần thuê 2 người/ngày; dịp Tết phải thuê lên đến 12 người/ngày cho các công đoạn thu hoạch, đóng gói, chuyển lên xe. Hoa lay ơn thu hoạch rộ quãng thời gian từ rằm đến 23 tháng Chạp, chủ yếu là xuất đi Hà Nội bằng xe đông lạnh tải trọng 1,4 tấn, sức chứa 80.000-100.000 cành/chuyến; sau đó mới đi các tỉnh lân cận như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… Bình quân, gia đình anh Trung thu về chừng 30 triệu đồng/sào, sau khi trừ các khoản chi phí.
Anh Trung chia sẻ kinh nghiệm: “Hoa lay ơn trồng trên nền đất đen, vùng khí hậu lạnh, có nắng cho chất lượng hơn hẳn vùng đất đỏ, đất trắng pha cát. Chất lượng hoa được khẳng định qua trọng lượng trên cùng đơn vị cây, độ mở từng cánh hoa, độ bền của hoa”.
Nông dân xã An Phú (TP. Pleiku) chăm sóc hoa lay ơn mùa Tết. Ảnh: Đình Phê
Nông dân xã An Phú (TP. Pleiku) chăm sóc hoa lay ơn mùa Tết. Ảnh: Đình Phê
Chúng tôi về thôn 4, theo chân ông Nguyễn Văn Long trên con đường dẫn ra cánh đồng An Phú rộng mênh mông, gió đông làm dịu màu nắng. Đã giữa trưa mà vẫn còn đông đảo người thu hoạch, chăm sóc rau, hoa. Ông Long cho biết, đồng đất ở đây rất hợp với rau các loại, chuyên canh quanh năm. Dịp Tết, trên nền những thửa đất cao, bà con trồng hoa lay ơn, một ít hoa cúc chủ yếu dùng để cắm bình.
Ngược ra xã Trà Đa, được chị Nguyễn Thị Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã đưa đường, chúng tôi đến cánh đồng hoa trải dài của xã. Gặp ông Lê Đức Thắng (thôn 5) được dân địa phương phong danh “ông tổ” nghề trồng hoa lay ơn của xã.
“Hơn 20 năm trước, được người anh trai sống ở Đà Lạt cho củ giống và dạy cách chăm trồng, tôi thử nghiệm trồng 1 sào hoa lay ơn. Kết quả thật bất ngờ, trên nền đất mới, tỷ lệ sống hơn 90%. Hoa phát triển rất tốt, chất lượng không thua kém “vương quốc hoa Đà Lạt”. Thế là nhân rộng mô hình, trồng quanh năm, kéo theo nhiều bà con khác cùng làm”-ông Thắng kể.
Hoa lay ơn vốn không quá khó tính trong việc chăm trồng, gần như ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu biến đổi khí hậu theo hướng nắng ấm lên bất thường vào đầu tháng Chạp độ dăm ba ngày là hoa sẽ nở sớm đồng loạt không có cách nào hãm lại được.
Phục vụ hoa Tết năm nay, riêng xã Trà Đa trồng 12,26 ha lay ơn, tập trung ở 70 hộ thuộc thôn 1 và thôn 5. Riêng gia đình ông Đoàn Khắc Châu (thôn 1) thì trồng hơn 2 ha hoa. Các hộ khác như: Nguyễn Văn Thương, Mai Xuân Thương (cùng ở tổ 1) trồng mỗi hộ 5 sào. Mùa thu hoạch hoa, họ chuyển sản phẩm đến các đại lý ở xã An Phú để xuất đi Hà Nội bằng xe đông lạnh.
Số còn lại, từ sau ngày cúng đưa ông Táo (23 tháng Chạp), thương lái các tỉnh lân cận đậu xe tải trên các con đường bê tông gần ruộng, thống nhất giá bán mua theo từng ngày là gom hàng chuyển đi. Số ít, hoa được bà con trong vùng “chạy chợ” khu vực Pleiku.
ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.