Nghệ sĩ đa tài ở Ó Kly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Âm nhạc dường như đã có sẵn trong dòng máu của nghệ sĩ đa tài Rơ Châm Luih (làng Ó Kly, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông). Năm 2017, ông được cộng đồng công nhận nhờ tài năng chỉnh chiêng. Ngoài ra, ông còn có thể chế tác, sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc ở trình độ và kỹ thuật điêu luyện.

Gần nửa thế kỷ chỉnh chiêng ở khắp các buôn làng Tây Nguyên đã cho nghệ nhân Rơ Châm Luih đôi tai thẩm âm chính xác, tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu với âm nhạc. Ông kết nối các loại nhạc cụ dân tộc khác như một lẽ tự nhiên, một sự thôi thúc thường tình để thỏa mãn tình yêu với âm nhạc dân tộc. Ông là người sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như: đàn goong, t'rưng, kní, klông pút và cả đàn nhị (đàn cò).

Nghệ nhân Rơ Châm Luih chia sẻ: Muốn chỉnh chiêng đúng phải hiểu được âm nhạc của người Tây Nguyên. Một khi đã chỉnh đúng âm cho 1 bộ chiêng, nhất là chiêng truyền thống thì sẽ hiểu được nguyên lý chung của âm nhạc. Các loại nhạc cụ dân tộc tuy khác nhau về sắc thái, âm thanh nhưng đều dựa trên nguyên lý chung là các nốt nhạc như vậy.

Nghệ nhân Rơ Châm Luih biết chế tác và chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ. Ảnh: M.C

Nghệ nhân Rơ Châm Luih biết chế tác và chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ. Ảnh: M.C

Nhưng để làm ra các loại nhạc cụ dân tộc còn phụ thuộc vào tư duy của người nghệ sĩ. Nghệ nhân Rơ Châm Luih làm các loại nhạc cụ không chỉ để chuyển tải kho tàng âm nhạc vô cùng phong phú của người Tây Nguyên, diễn tả tâm trạng khác nhau của con người mà sản phẩm làm ra còn là một tác phẩm nghệ thuật từ tre nứa.

Tự nhận là người rất thích lang thang, vì vậy, ông chẳng quản ngại đường xa, đi sâu vào những cánh rừng tìm cho được nguyên liệu từ thiên nhiên để làm những cây đàn “đánh phải hay, nhìn phải đẹp”. Cây đàn với biết bao tâm sức nhưng ông sẵn sàng đem tặng người nào đó yêu thích. Ông quan niệm, âm nhạc còn là lịch sử, văn hóa, cội nguồn của người Tây Nguyên. Còn có người yêu thích nhạc cụ dân tộc, nghĩa là văn hóa cội nguồn còn được gìn giữ, trân trọng.

Cũng bởi suy nghĩ ấy, ông mong muốn được trao truyền để cộng đồng cùng chung tay giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống.

Ông Dương Văn Hoan-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện-cho biết: Từ hàng chục năm nay, nghệ nhân Rơ Châm Luih luôn đồng hành với ngành Văn hóa huyện truyền dạy cồng chiêng tại các thôn, làng. Các lớp truyền dạy cồng chiêng của nghệ nhân Rơ Châm Luih thu hút đông đảo người dân và nhất là thế hệ trẻ tham gia. Ông không chỉ có tài năng chỉnh chiêng, mà còn chế tác và chơi đa dạng các loại nhạc cụ, thuộc nhiều bài hát dân ca Tây Nguyên.

Ông Hoan cho biết thêm, trong 2 năm (2022-2023), nghệ nhân Rơ Châm Luih tích cực hỗ trợ các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh. “Mỗi năm, huyện chọn đoàn nghệ nhân của một xã giúp bà con có cơ hội giao lưu, học hỏi cái hay, cái đẹp của văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Thời gian tập luyện trước khi tham gia sự kiện, nghệ nhân Rơ Châm Luih luôn có mặt để hướng dẫn các tiết mục. Ông vừa dạy hát dân ca, đối đáp, vừa hướng dẫn hòa tấu các loại nhạc cụ, trình diễn cồng chiêng cùng với cách hóa trang và phụ đạo đúng theo truyền thống. Nhạc cụ truyền thống đoàn nghệ nhân huyện Chư Prông mang đến ngày hội cũng do nghệ nhân Rơ Châm Luih chế tác”-ông Hoan thông tin.

Du khách thích thú trước hình ảnh nghệ nhân Tây Nguyên chơi đàn nhị (đàn cò). Ảnh: Minh Châu

Du khách thích thú trước hình ảnh nghệ nhân Tây Nguyên chơi đàn nhị (đàn cò). Ảnh: Minh Châu

Tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh diễn ra mới đây ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), nghệ nhân Rơ Châm Luih xuất hiện với hình ảnh đầy xúc động. Ông ngồi chỉnh chiêng giúp các làng, xã khác. Đôi khi, đôi tai tinh nhạy của ông nghe ra đâu đó trong màn trình diễn có tiếng chiêng lạc nhịp, chẳng cần phải nhờ, ông liền chủ động đề nghị sửa giúp.

“Hễ nghe tiếng chiêng lạc nhịp là mình muốn “chữa bệnh” cho nó ngay. Tại ngày hội văn hóa, mình chỉnh chiêng cho làng Kó (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), làng Breng và mấy làng nữa không nhớ tên. Cứ nghe chiêng lạc tiếng là mình chỉnh giùm thôi”-ông Luih vui vẻ cho biết.

Nghệ nhân Rơ Châm Luih còn khiến nhiều người trầm trồ khi trình diễn một bản nhạc trên các loại nhạc cụ dân tộc. Đôi tay ông lướt trên cây đàn trưng cỡ đại, rồi tiếp tục di chuyển qua dàn đàn klông pút, ngồi xuống bãi cỏ thì đánh một khúc goong đầy tâm tình. Người nghệ sĩ thư thái như ngọn gió tự do. Để đạt đến trình độ như vậy, chỉ có thể là năng khiếu, tài năng thiên bẩm.

Ông Doãn Thanh Hùng-một nhà sưu tập tư nhân ở Hà Nội vô cùng thán phục khi chứng kiến màn trình diễn của nghệ nhân Rơ Châm Luih. Ông Hùng bày tỏ: “Người Tây Nguyên đích thực là những nghệ sĩ trời sinh. Nhìn cách họ đàn hát có cảm giác âm nhạc tuôn chảy từ trong máu thịt của họ vậy. Nhạc cụ tre nứa của người bản địa Tây Nguyên làm bao người đắm say nhờ vào những nghệ sĩ núi rừng tài hoa như ông Luih”.

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.