Nghệ sĩ của buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng có điểm chung là đam mê âm nhạc, nhiều thanh niên xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) đã tự tìm tòi, học hỏi để mang tiếng đàn, tiếng trống phục vụ khán giả. Dù không chuyên nhưng năng khiếu, phong cách biểu diễn của các anh trên sân khấu không hề thua kém những nhạc công chuyên nghiệp.
Anh Siu Brel (SN 1979, thôn Ma Rin 3) mê đàn guitar từ nhỏ. Nhiệt tình trong các hoạt động của Đoàn xã, đặc biệt là phong trào văn nghệ, anh luôn được đoàn viên, thanh niên tín nhiệm. Năm 2006, anh được bầu làm Bí thư chi đoàn thôn Ma Rin 3. Năm 2009, anh là Phó Bí thư Đoàn xã và năm 2016 đảm nhiệm vai trò Bí thư. Từ năm 2019 đến nay, anh được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Anh chia sẻ: Từ nhỏ, anh đã có thể ngồi nghe người khác chơi đàn hàng giờ mà không biết chán. Nhưng ngày ấy, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ăn còn không đủ thì tiền đâu mà mua đàn, học đàn. Anh bèn xin những cây đàn cũ, đứt dây về sửa lại, lấy dây thắng xe đạp làm thành dây đàn rồi tự mày mò tập đánh cho thỏa đam mê. Chỉ quen cầm cày, cầm cuốc nên những ngày đầu tập đàn, tay anh sưng tấy lên, đau nhức. Nhưng chỉ sau hơn 1 tháng kiên trì, anh đã có thể chơi được nhạc cụ này.  
Anh Siu Brel (thôn Ma Rin 3) say sưa bên cây đàn guitar. Ảnh: V.C
Anh Siu Brel (thôn Ma Rin 3) say sưa bên cây đàn guitar. Ảnh: V.C
Năm 2008, nhờ một người bạn giới thiệu, anh bắt đầu chơi nhạc phục vụ đám cưới. Dành dụm tiền thù lao, năm 2010, anh Brel tự mua cho mình cây đàn mới với giá 6 triệu đồng. Vào mùa cưới, trung bình mỗi tháng anh tham gia khoảng 20 sô, thù lao 400.000 đồng/sô. “Cái khó của những nhạc công như mình là phải nhạy bén và linh hoạt bởi đa phần ca sĩ trên sân khấu đám cưới đều không chuyên. Nhạc công đánh nhạc theo người hát chứ không chờ người hát theo nhạc. Vì vậy, phải luôn “theo sát” người hát để tránh lạc nhịp, phách, tông”-anh tâm sự.
Cũng đam mê âm nhạc từ nhỏ nhưng anh Siu Thương (SN 1993, thôn Ma Rin 3) chọn cho mình nhạc cụ là trống. Trước đây, điều kiện gia đình khó khăn, mạng xã hội cũng chưa phát triển nên anh chủ yếu học hỏi từ bạn bè rồi tự mình mày mò thêm. Năm 2015, anh dành dụm mua được bộ trống trị giá hơn 20 triệu đồng và bắt đầu nhận sô đám cưới để biểu diễn. Không quản đường sá xa xôi, anh nhận biểu diễn khắp nơi, từ  Ia Pa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa đến Kông Chro, Chư Sê. Ngoài trống, anh Thương còn biết chơi nhiều nhạc cụ khác như guitar, violon, sáo.
Nhóm nhạc công không chuyên tại xã Ia Ma Rơn chuẩn bị lên sân khấu. Ảnh: V.C
Nhóm nhạc công không chuyên tại xã Ia Ma Rơn chuẩn bị lên sân khấu. Ảnh: V.C
Mặc dù gia đình không ai đam mê âm nhạc nhưng anh Siu Tứ (thôn Ma Rin 3) có năng khiếu từ nhỏ. Không qua trường lớp đào tạo nào nhưng anh biết chơi cả đàn organ lẫn guitar. Theo anh Tứ, điều quan trọng nhất của một nhạc công là phải tập luyện thường xuyên. Với những người lao động như anh, do phải làm việc nặng thường xuyên nên cổ tay dễ bị cứng, bàn tay chai sần, khi chơi nhạc nếu không thuần thục, khéo léo thì âm thanh sẽ không được mềm mại, uyển chuyển. Gần 1 tháng qua, các dịch vụ đám cưới tạm dừng do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều khi nhớ nghề anh em trong nhóm lại tập trung để vừa biểu diễn cho nhau nghe, vừa nâng cao tay nghề. Với anh Tứ, cây đàn guitar mua hơn 20 triệu đồng năm 2017 là tài sản vô giá, luôn được anh nâng niu, cất giữ cẩn thận. Anh chia sẻ: “Mình đã phải tiết kiệm chi tiêu trong một thời gian dài để có tiền mua cây đàn. Ngày mình cầm cây đàn trong tay, hạnh phúc như vỡ òa. Ba mẹ, vợ con tuy không ai rành âm nhạc nhưng thấy mình đam mê thì đều khuyến khích, động viên, sẵn sàng làm khán giả trong những ngày đầu mình biểu diễn”.
Để hoạt động hiệu quả, những nhạc công không chuyên của buôn làng rủ nhau lập thành nhóm nhỏ, thường xuyên trao đổi và thông tin cho nhau lịch biểu diễn khi các “ông bầu” liên hệ. Anh Rcom Phương-giáo viên Âm nhạc Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Ma Rơn), một thành viên chơi piano trong nhóm-nhận xét: “Mặc dù được đào tạo bài bản tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nhưng mình vẫn thấy để chơi nhạc thành thục là việc không đơn giản. Mình thực sự khâm phục những nhạc công không chuyên như các anh: Brel, Thương và Tứ. Để đứng được trên sân khấu đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện, nỗ lực không ngừng. Và chính năng khiếu, niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng đã kết nối họ với nhau để cống hiến, phục vụ khán giả, đồng thời làm kế mưu sinh để có thêm thu nhập chính đáng”.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.