Nghe điện thoại giả danh công an, người đàn ông mất hơn 2 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đối tượng thông báo anh T có liên quan đến một vụ án rửa tiền, buôn bán ma túy và yêu cầu anh phải cài đặt phần mềm, đăng nhập tài khoản. Sau đó, anh T phát hiện tài khoản bị mất hơn 2,2 tỷ đồng.
Công an thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo nhưng một số người vẫn "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo, mất hàng tỷ đồng. (Nguồn: Pexels)

Công an thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo nhưng một số người vẫn "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo, mất hàng tỷ đồng. (Nguồn: Pexels)

Ngày 28/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều tin, bài tuyên truyền phòng ngừa với loại tội phạm giả danh Công an, Viện Kiểm sát... gọi điện thoại đe dọa, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo nhưng một số người vẫn "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo, mất hàng tỷ đồng.

Điển hình, ngày 25/4, Công an huyện Đông Anh tiếp nhận đơn trình báo của anh T. (sinh năm 1982, trú tại huyện Đông Anh) về việc nhận được một cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an.

Đối tượng thông báo anh T có liên quan đến một vụ án rửa tiền và buôn bán ma túy. Sau đó, đối tượng yêu cầu anh phải cài đặt phần mềm, đăng nhập tài khoản trên điện thoại và cung cấp thông tin để chứng minh không liên quan.

Phát hiện tài khoản Internet Banking của mình không đăng nhập được, anh T. đã đến cây ATM để kiểm tra, phát hiện tài khoản bị mất hơn 2,2 tỷ đồng. Lúc này, anh T. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Trước tình trạng trên, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Cũng theo Công an thành phố Hà Nội, khi xảy ra vụ việc, nạn nhân thường lo sợ bị mất uy tín, có trường hợp không trình báo với cơ quan Công an gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Do đó, khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đảo qua mạng: Biến ảo khôn lường - Bài 1: Cạm bẫy khắp nơi

Lừa đảo qua mạng: Biến ảo khôn lường - Bài 1: Cạm bẫy khắp nơi

Những dịp lễ lớn (Giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4, 1-5…) cận kề, dự báo các hình thức lừa đảo trực tuyến (nhất là cuộc gọi lừa đảo) tiếp tục gia tăng, diễn biến hết sức phức tạp; công nghệ phát triển nhanh đã bị các nhóm tội phạm tận dụng để hình thành các hệ thống tổ chức lừa đảo mới, tinh vi.