Ngày ba sống cho mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi về nhà thằng Hải chơi vào những ngày nó chuẩn bị cưới vợ. Má và anh trai Hải tất bật lo từng tráp quả. Tôi sốt ruột thay cho bạn mình, hỏi: “Sao giờ này ba chưa về, có kịp không?”. Nó bình thản, chẳng một chút giận trách gì: “Ba tao sống hơn nửa đời cho hai anh em rồi, giờ là lúc ông phải sống cho mình”.

 

 



Ngôi nhà này, chính anh em Hải cũng lên kế hoạch xây dựng lại trong lúc ba nó đang xanh xao trong cánh rừng già vốn là chiến trường năm xưa để tìm hài cốt đồng đội. Ông đã không gánh vác chuyện gia đình kể từ lúc thằng Hải tốt nghiệp.

Mẹ Hải kể, sau chiến tranh biên giới, ông trở về quê với gia tài duy nhất là chiếc ba lô sờn cũ nhưng dưới đáy cất kỹ một bộ quần áo bộ đội mới nguyên, chưa mặc lần nào. Bộ đó mãi về sau ông mới lôi ra dùng khi đi biển. Ông giải thích, thời chiến, lính tráng cũng thường tin vào những cái dớp nghe qua tưởng vớ vẩn. Ví như mặc quần áo mới chẳng khác nào chuẩn bị cho lần ra trận cuối cùng. Người đồng đội tên Tuấn của ông đã hy sinh trong bộ đồ mới được cấp, lúc ấy đã nhuộm màu máu đỏ thẫm. Ông nhớ mình đã dìu Tuấn một đoạn sau khi anh bị trúng đạn ở chân và bụng. Trước khi trườn đi làm nhiệm vụ, ông ngoảnh lại cố ghi nhớ vị trí gò đất có cái cây khô trơ trọi, nơi bạn mình trút hơi thở cuối cùng.

Như những người lính thời bình, ông chật vật mãi mới cưới vợ, rồi lần lượt hai anh em Hải chào đời. Trách nhiệm làm cha đè nặng, ông lao vào biển với cuộc mưu sinh khắc nghiệt. Bao đêm lênh đênh trên sóng, người cha tằn tiện đủ nuôi đứa con lớn vào giảng đường. Đến khi Hải chuẩn bị thi đại học, ông không thể đi biển được nữa vì xương cốt rệu rã. Các ngón tay tự dưng co quắp, đi khám bao nhiêu chỗ vẫn không tìm ra cách chữa trị. Ngày bạn tôi cắp ba lô vào TPHCM học, ông cũng lỉnh kỉnh xoong nồi theo sau, quyết định bán vé số nuôi con ăn học nên người.

Hai cha con kiếm được một phòng trọ rẻ nhất thành phố, vỏn vẹn 6m2, mùa hè nóng như thiêu, đụng vào món đồ nào cũng phải rụt tay lại. Vậy mà lúc trời nóng nhất, ông cũng chẳng được ở trong nhà, vẫn lê bước ngoài đường ráng bán hết tập vé số. Khi Hải vào năm hai, hai cha con tìm được một chỗ mới tốt hơn, đó là căn phòng bảo vệ của một trung tâm văn hóa quận. Căn phòng nhỏ hình lục giác nắng nóng chẳng thua kém phòng trọ cũ, nhưng miễn phí. Miễn phí với điều kiện phải gọn gàng đến vô lý. Ban ngày, nhân viên qua lại, hai cha con không được phép trải chiếu nằm nghỉ ngơi. Xoong nồi nấu xong cất ngay vào thùng carton. Mỗi ngày, Hải phải dậy từ 4 giờ sáng để quét tước tầng trên, tầng dưới của trung tâm, tổng cộng 10 phòng.

Hải lẳng lặng làm công việc ấy trong suốt mấy năm chẳng than vãn câu nào, kể cả lúc ba càm ràm: “Con uống nhiều nước quá phải đun tốn điện, sợ người ta quở”. Đến năm tư đại học, tôi với Hải cùng đi thực tập ở một tờ báo. Trước đợt thực tập, thầy cô phát cho mỗi đứa 200.000 đồng làm “vốn”. Nó quay quắt suy nghĩ mãi rồi rủ tôi đi mua một đôi giày cho ra dáng người sắp bước vào cơ quan báo chí. Hải chở tôi đi vài lượt trên đại lộ nổi tiếng có nhiều tiệm giày, xong lại quyết định tấp vào lề đường - nơi gã bán dạo đang bắc loa rao “giày xịn chỉ 140.000 đồng”. Đôi giày xịn của nó đi được đúng 2 bữa thì há mõm. Ba Hải lấy keo con voi tỉ mẩn dán cả đêm, giày vẫn chưa hết toang hoác. Hôm sau, ông mua cho con đôi giày khác, không xịn nhưng chắc. Đôi giày há mõm, ông vẫn mang khắp phố phường đi bán vé số hết ngày này qua tháng khác.

Hôm Hải tốt nghiệp, ông mân mê mãi tấm bằng cử nhân của con, đầy mãn nguyện. Đêm đó, hai cha con không ngủ được. Ông trở mình, thở dài rồi chần chừ hỏi: “Con học xong rồi, ba về quê được không?”. Thằng Hải “dạ” mà nước mắt ứa ra. Nó biết ba chẳng thích thú gì nơi đô thị chật chội, đắt đỏ này, ông gượng ở đây mấy năm qua là vì nó. Hoàn thành nhiệm vụ, giờ đây, có lẽ ông muốn sống cuộc đời thanh nhàn ở quê nhà lồng lộng gió biển.

Không giống như Hải nghĩ, ba chỉ về quê được vài bữa thì khăn gói lên tàu ra Quảng Trị. Ông day dứt vì vẫn để đồng đội lạnh lẽo ở chiến trường xưa quá lâu. Nghe cha thổ lộ, Hải nổi gai ốc đến tận đỉnh đầu, nhớ đến nhiều đêm bị đánh thức bởi cơn mộng du của ông. Ông bật dậy giữa đêm, những ngón tay co quắp cố duỗi ra, trán lấm tấm mồ hôi, gào lên giục giã: “Úp bát tô đã rồi mới băng vào chứ, thằng Tuấn lủng ruột rồi, nhanh lên không nó chết mất!”.

Dù chẳng mang một mảnh đạn lạc trong thân thể như những người lính khác trở về, ba của Hải tưởng lành lặn mà có vết thương vô hình, hình thành từ bao mất mát. Nếu không phải làm tròn trách nhiệm của một người cha, chắc ông đã rong ruổi theo những manh mối nhạt nhòa. Biết đâu, ông đã mang về được nắm tro tàn màu xám ngoét nhưng đủ để làm nhẹ bẫng tâm can, kết thúc nỗi buồn và những giấc mơ dài vô tận.

Cuối cùng, sát ngày cưới Hải, ba nó cũng trở về nhà với gương mặt vêu vao, trắng bủng vì cắm trại ròng rã nhiều ngày trong rừng già. Ông lắc đầu, buồn bã: “Tìm được hài cốt mấy người khác, nhưng chú Tuấn vẫn chưa con ạ”.

Hải lấy vợ cùng quê, ở đây, người ta hay rước dâu bằng xe máy. Hôm đó, ba Hải ngồi chòng chành sau xe anh Hai, đường xóc, ống quần tây của ông tớn lên ngang ống chân. Tôi phát hiện ra ông quên mang vớ. Lúc đứng lên phát biểu ở nhà gái, ông lại lắp bắp thiếu sót vài câu trong tờ giấy đã soạn sẵn. Nhớ về giây phút đó, Hải bảo chỉ thấy xót xa. Bạn tôi nhận ra cha mình đã già đi nhiều, mà người già thì lãng đãng hay quên, chỉ đủ sức nhớ một tâm nguyện còn dang dở trong đời.

Theo KHƯƠNG QUỲNH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.