Ngày 27/3: Số ca mắc mới COVID-19 trong nước giảm còn 91.916 ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 27/3, số ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh còn 91.916 ca, trong ngày số ca khỏi nhiều gấp đôi số mắc với 185.861 ca; số tử vong giảm mạnh xuống còn 48 ca.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: TTXVN)
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: TTXVN)


Tính từ 16h ngày 26/3 đến 16h ngày 27/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 91.916 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 11.208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 62.043 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.252), Bắc Giang (3.997), Yên Bái (3.977), Nghệ An (3.976), Đắk Lắk (3.909), Phú Thọ (3.638), Lào Cai (3.430), Lạng Sơn (3.121), Thái Bình (2.798), Vĩnh Phúc (2.768), Quảng Ninh (2.553), Hà Giang (2.518), Quảng Bình (2.501), Thái Nguyên (2.435), Sơn La (2.206), Tuyên Quang (2.092), Cao Bằng (1.829), Bắc Kạn (1.786), Hải Dương (1.778), Bình Định (1.705), Cà Mau (1.660), Hưng Yên (1.493), Bình Dương (1.486), Quảng Trị (1.478), Hà Nam (1.432), Bắc Ninh (1.416), Lâm Đồng (1.370), Điện Biên (1.248), Lai Châu (1.231), Hòa Bình (1.197), Vĩnh Long (1.177), Bến Tre (972), Bình Phước (959), Ninh Bình (917), Tây Ninh (872), Thành phố Hồ Chí Minh (849), Phú Yên (761), Đắk Nông (754), Kon Tum (750), Đà Nẵng (743), Thừa Thiên-Huế (681), Nam Định (655), Trà Vinh (626), Thanh Hóa (618), Quảng Ngãi (591), Bà Rịa-Vũng Tàu (583), Khánh Hòa (403), Hải Phòng (339), Quảng Nam (320), Bình Thuận (205), Bạc Liêu (173), Kiên Giang (148), Long An (146), An Giang (116), Cần Thơ (90), Đồng Nai (81), Ninh Thuận (31), Hậu Giang (27), Đồng Tháp (20), Sóc Trăng (15), Tiền Giang (14).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-1.945), Bắc Ninh (-1.174), Phú Thọ (-1.041).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+629), Đắk Lắk (+466), Bình Dương (+257).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 116.330 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.011.473 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 91.225 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.003.762 ca, trong đó có 5.349.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.260.268), TP. Hồ Chí Minh (591.198), Nghệ An (377.041), Bình Dương (372.549), Hải Dương (336.060).

Tình hình điều trị

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc.kcb.vn).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 185.861 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 5.351.978 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.447 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ (2.868 ca); Thở ô xy dòng cao HFNC (205 ca); Thở máy không xâm lấn (74 ca); Thở máy xâm lấn (295 ca); ECMO (5 ca).

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 26/3 đến 17h30 ngày 27/3 ghi nhận 48 ca tử vong tại: Đồng Nai (6), Đắk Lắk (5), Quảng Ninh (4), An Giang (3), Hà Tĩnh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (1), Bình Phước (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Sóc Trăng (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 61 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.009.510 mẫu tương đương 83.920.695 lượt người, tăng 143.238 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 26/3 có 141.599 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.002.757 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.860.318 liều: Mũi 1 là 71.207.845 liều; Mũi 2 là 67.991.955 liều; Mũi 3 là 1.501.462 liều; Mũi bổ sung là 14.817.244 liều; Mũi nhắc lại là 32.341.812 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.142.439 liều: Mũi 1 là 8.789.313 liều; Mũi 2 là 8.353.126 liều.

Hoạt động của ngành y tế

Chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19, theo đó người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?