"Ném tiền qua cửa sổ"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tính đến nay, trên địa bàn Tây Nguyên đã ghi nhận 109 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh: Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai và Kon Tum. Trong số đó, có 2 ca tử vong tại tỉnh Đak Nông và 1 ca tại tỉnh Gia Lai. Riêng tại Gia Lai đã ghi nhận 25 ca dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có 23 ca tại 3 xã của huyện Đak Đoa và 2 ca tại xã Ia O, huyện Ia Grai.
Sau khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên tại Tây Nguyên, Bộ Y tế và chính quyền các tỉnh trong khu vực đã gấp rút vào cuộc để triển khai công tác phòng-chống bệnh bạch hầu. Trong buổi làm việc với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam và Quảng Ngãi vào ngày 9-7, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý: Diễn biến bệnh bạch hầu năm nay có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước, diện mắc rộng hơn, đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu đã có vắc xin và thuốc điều trị. Vì vậy, cần phát hiện, điều trị càng sớm càng tốt và làm tốt công tác dự phòng. 
Ngay trong chiều 9-7, tại huyện Đak Đoa, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai phát động Chiến dịch phòng-chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên. Đây là chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống bệnh bạch hầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực Tây Nguyên với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vắc xin 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi thì tiêm 1 mũi vắc xin DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên thì tiêm 2 mũi vắc xin Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng).
Ngành Y tế tỉnh Gia Lai đã khám sàng lọc, cấp thuốc điều trị dự phòng cho gần 7.000 người dân trong khu vực ghi nhận ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện
Ngành Y tế tỉnh Gia Lai đã khám sàng lọc, cấp thuốc điều trị dự phòng cho gần 7.000 người dân trong khu vực ghi nhận ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện
Mặc dù chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống bệnh bạch hầu đã được khởi động và các biện pháp phòng-chống dịch bệnh đã được tuyên truyền rộng rãi, song một bộ phận cư dân tỏ ra rất mơ hồ hoặc quá sợ hãi trước căn bệnh này. Vì quá lo sợ và thiếu hiểu biết về chủ trương, chính sách của Nhà nước nên nhiều người đã đổ xô đến các điểm dịch vụ để tiêm vắc xin với giá cắt cổ.
Tại TP. Pleiku, những ngày qua, các điểm tiêm vắc xin dịch vụ luôn trong tình trạng quá tải. Nhiều người chấp nhận chờ đợi hàng giờ đồng hồ để được tiêm vắc xin 5 trong 1, thậm chí là vắc xin 6 trong 1, trong khi đó chỉ cần 2 mũi vắc xin Td là đủ. Chưa dừng lại ở đó, nhiều người còn chấp nhận bỏ ra tiền triệu để được tiêm vắc xin của Bỉ, Mỹ. Với các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ, đây chính là thời cơ để “đục nước béo cò”. Nhiều cơ sở hét với giá cao ngất ngưởng nhưng có điều lạ là giá càng cao thì “nạn nhân” càng cảm thấy yên tâm (!).
Trả lời phỏng vấn Báo Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Hà Nam khẳng định: Mục tiêu chung của chiến dịch tiêm chủng là đảm bảo ít nhất 90% đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên tại 4 tỉnh Tây Nguyên được tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu đảm bảo an toàn và hoàn toàn được miễn phí. Ngành Y tế đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chiến dịch trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với chúng tôi vào sáng ngày 22-7, ông Hồ Ngọc Gia-Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh-cho biết: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cũng đã có công văn hướng dẫn rất chi tiết về việc triển khai tiêm vắc xin phòng-chống dịch bệnh bạch hầu.
Về việc người dân đổ xô đi tiêm vắc xin ngoại với giá cao ngất ngưởng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hóm hỉnh: Dân mình có tâm lý sính ngoại và cứ phải chi thật nhiều tiền mới yên tâm (!). Cũng theo ông Gia, các loại vắc xin sản xuất trong nước khi đưa ra lưu hành đã được kiểm nghiệm rất chặt chẽ, đảm bảo phòng ngừa các loại dịch bệnh theo chỉ định và an toàn tiêm chủng. Vì vậy, trước khi đi tiêm chủng, người dân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và hướng dẫn của ngành Y tế. Tuyệt đối không vì hoang mang, lo sợ hoặc nghe lời đồn đại mà “ném tiền qua cửa sổ” trong khi đời sống còn nhiều khó khăn. 
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.