Nâng đỡ những mảnh đời da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC/dioxin) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam.
San sẻ yêu thương
Ông Chu Văn Định-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Kbang-cho biết: Toàn huyện có 92 chi hội thôn, làng, tổ dân phố. Các tổ chức Hội thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình NNCĐDC để có kế hoạch hỗ trợ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 88 NNCĐDC/dioxin đang được hưởng chế độ trợ cấp, trong số đó, 34 người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và 54 người là con em của họ. 
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau giải phóng, ông Nguyễn Văn Minh đưa vợ và 4 người con rời quê hương Hà Tĩnh vào thị trấn Kbang lập nghiệp. Cuộc sống của gia đình ông Minh có lẽ không đến nỗi chật vật nếu không có 1 người con bị nhiễm chất độc da cam là anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1980). “Giao cho nó đi chăn bò, chăn dê, nó cũng đâu làm nổi”-ông Minh vừa thương cảm, vừa bất lực khi nói về đứa con có số phận không may mắn của mình. Trong khi đó, 3 người con còn lại đã ra riêng nhưng chẳng dư giả gì nên ông cũng không muốn làm phiền con cái. 
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình ông Minh, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Kbang đã vận động hỗ trợ xây tặng căn nhà tình thương trị giá 50 triệu đồng thay cho căn nhà ván xiêu vẹo. Hội còn giúp ông Minh vay 10 triệu đồng không tính lãi từ nguồn vốn của Trung ương Hội để chăn nuôi bò. Tuy nhiên, do ông bị thoát vị đĩa đệm, phải qua 2 lần phẫu thuật nên không có tiền hoàn lại. Với sự vận động của Hội NNCĐDC/dioxin huyện, gia đình ông đã được xóa nợ. “Tôi rất biết ơn sự quan tâm của Hội. Hiện giờ, nhiều gia đình khác còn khó khăn hơn nên tôi xác định phải tự thân nỗ lực, được hỗ trợ bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu”-ông Minh cảm kích.
Ông Chu Văn Định-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Kbang thăm hỏi em Đinh Văn Thân (làng Nak, thị trấn Kbang) bị nhiễm chất độc da cam. Ảnh: Minh Phương
Ông Chu Văn Định-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Kbang thăm hỏi em Đinh Văn Thân (làng Nak, thị trấn Kbang) bị nhiễm chất độc da cam. Ảnh: Minh Phương
Cũng từ sự tuyên truyền, vận động của Hội, 2 doanh nghiệp tư nhân ở thị trấn Kbang đã nhận nuôi một số trẻ em không may bị nhiễm chất độc da cam. Chị Hà Thị Liên (86 Phan Bội Châu) cho hay, chị nhận nuôi 1 cháu là NNCĐDC từ năm 2017 cho đến khi cháu qua đời hồi đầu năm 2022. Mỗi tháng, chị hỗ trợ gia đình 200 ngàn đồng; dịp lễ, Tết tặng thêm phần quà trị giá 200-300 ngàn đồng và thỉnh thoảng đến động viên, thăm hỏi. Chị Liên chia sẻ: “Mình san sẻ được chút nào hay chút đó để truyền tải thông điệp chung tay cùng cộng đồng giúp đỡ trẻ em yếu thế”. 
Nhiều hoạt động thiết thực
Khái quát về hoạt động hỗ trợ NNCĐDC/dioxin 5 năm qua, ông Chu Văn Định cho biết: Tổng số tiền vận động chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân là gần 1,27 tỷ đồng. Trong đó, Hội hỗ trợ kinh phí làm mới 13 căn nhà với số tiền trên 800 triệu đồng, hỗ trợ 2 gia đình vay 30 triệu đồng để chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng 930 suất quà trị giá hơn 385 triệu đồng.
Trong 5 năm qua, Hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị đã trao tặng 653 suất quà cho các gia đình NNCĐDC/dioxin với số tiền trên 259 triệu đồng; vận động 61 người đi xông hơi, giải độc nhằm cải thiện sức khỏe. Ngoài vận động 2 doanh nghiệp tư nhân nhận nuôi dưỡng 2 trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, Hội còn hỗ trợ 5 gia đình vay vốn không tính lãi từ nguồn vốn của Trung ương Hội để chăn nuôi với số tiền 50 triệu đồng.
Nói về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Kbang cho hay: Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền về hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh và việc khắc phục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. Cùng với đó, Hội thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước, chú trọng chăm sóc, giúp đỡ gia đình các nạn nhân; chủ động xây dựng quỹ Hội… Đặc biệt, Hội sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất Trung ương về giải pháp để giải quyết chế độ chính sách cho những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học nhưng hồ sơ bị thất lạc nhằm giúp họ bớt thiệt thòi trong cuộc sống.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.