Nấc cụt vào buổi sáng cảnh báo bệnh khó ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nấc cụt dù gây khó chịu và phiền phức nhưng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn rồi hết. Trong một số trường hợp, nấc cụt khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của trào ngược a xít dạ dày.

Nấc cụt xảy ra khi không khí đi vào cơ thể bị nghẽn lại, khiến cơ hoành co thắt đột ngột và không tự chủ. Những cơn co thắt này đồng thời cũng khiến thanh quản co lại, danh thanh âm đóng và tạo ra tiếng nấc, theo tạp chí y khoa Medical News Today (Anh).

 

Nấc cụt khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể do trào ngược a xit dạ dày. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nấc cụt khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể do trào ngược a xit dạ dày. Ảnh: SHUTTERSTOCK


Nấc cụt có thể xảy ra ngẫu nhiên hay theo từng cơn. Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây nấc cụt, chẳng hạn như uống nước ngọt có gas, nuốt không khí vào bụng, ăn cay. Thậm chí, căng thẳng cũng có thể gây nấc cụt.

Trong một số trường hợp, nấc cụt còn có thể do một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra, chẳng hạn như trào ngược a xít. Trào ngược a xít là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm nấc cụt khi vừa thức dậy vào buổi sáng.

Nguyên nhân gây nấc cụt là do khi nằm ngủ, a xít từ dạ dày sẽ dễ trào ngược lên thực quản, từ đó gây nấc cụt. May mắn là một số cách có thể giúp giảm nấc cụt vào buổi sáng.

Cách đơn giản là hãy kê cao gối khi ngủ hoặc uống thuốc chống trào ngược a xít. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn món cay, sô cô la và không uống soda, rượu bia hay các món có nhiều caffeine như cà phê, trà. Khi ăn uống thì cần tránh nuốt không khí vào bụng vì điều này sẽ khiến trào ngược thêm trầm trọng, theo Medical News Today.

 

Theo Ngọc Quý (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.