Mỹ trả báu vật văn học lâu đời nhất thế giới cho Iraq

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23.9, Mỹ trao trả cho Iraq một viên đất sét 3.500 năm tuổi mà trước đó tịch thu từ công ty Hobby Lobby.

Gilgamesh Dream Tablet đã bị chính quyền liên bang thu giữ từ Hobby Lobby vào năm 2019. Ảnh: U.S Immigration and Customs Enforcement
Gilgamesh Dream Tablet đã bị chính quyền liên bang thu giữ từ Hobby Lobby vào năm 2019. Ảnh: U.S Immigration and Customs Enforcement


Theo Live Science, viên đất sét trị giá 1,7 triệu USD, được gọi là "Gilgamesh Dream Tablet". Trên đó có khắc một phần của "Epic of Gilgamesh" - một trong những tác phẩm văn học lâu đời nhất thế giới, là thư tịch tôn giáo lâu đời thứ hai và từng bị cướp khỏi một bảo tàng ở Iraq sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ. Năm 2007, nó "xâm nhập" thị trường nghệ thuật Mỹ một cách bất hợp pháp.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng thủ công mỹ nghệ Hobby Lobby đã mua viên đất sét này trong một cuộc đấu giá năm 2014 và dự định trưng bày nó trong Bảo tàng Kinh thánh ở Washington D.C. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ đã thu giữ vật này vào năm 2019 và thông báo hồi tháng 7.2021 rằng họ sẽ bàn giao chính thức cho chủ nhân thực sự vì hiện vật đã được nhập vào nước Mỹ trái với luật liên bang.

Báu vật này sẽ được giao cho các quan chức Iraq tại Viện Smithsonian. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ trao trả khoảng 17.000 cổ vật khác từng bị buôn lậu ra khỏi Iraq.

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: "Bằng cách trả lại những vật thể bị buôn bán bất hợp pháp này, các nhà chức trách ở Mỹ và ở Iraq đang cho phép người dân Iraq kết nối lại với một trang trong lịch sử của họ".

Theo Interpol, trong nhiều năm qua, chiến tranh đã khiến nhiều di sản văn hóa trên toàn cầu bị phá hủy. Những kẻ xấu vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật có được một cách bất hợp pháp ra khỏi các khu vực xung đột để bán chúng với số tiền hấp dẫn.

Bộ trưởng Văn hóa Iraq Hassan Nadhem nói: "Đây là đợt trao trả cổ vật lớn nhất cho Iraq. Đây là kết quả nỗ lực trong nhiều tháng của chính quyền Iraq và đại sứ quán Iraq ở Washington".

https://laodong.vn/the-gioi/my-tra-bau-vat-van-hoc-lau-doi-nhat-the-gioi-cho-iraq-957039.ldo
 

Theo NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.