Mỹ thông báo kế hoạch đưa phi hành gia nước ngoài lên Mặt Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh kế hoạch đưa phi hành gia quốc tế đi cùng các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng thể hiện niềm tin của Washington về “tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ đối tác quốc tế.”

Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh kế hoạch đưa phi hành gia quốc tế đi cùng các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng thể hiện niềm tin của Washington về “tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ đối tác quốc tế.”

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Nguồn: Getty Images

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Nguồn: Getty Images

Ngày 20/12, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo nước này có kế hoạch đưa một phi hành gia người nước ngoài lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2029.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Vũ trụ quốc gia ở Washington, bà Harris nêu rõ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết thiết lập các quy tắc cho các hoạt động thương mại trong không gian.

Những quy tắc này đủ kiên quyết để thúc đẩy việc sử dụng không gian một cách an toàn và có thể dự đoán được, nhưng cũng đủ linh hoạt để đảm bảo không cản trở sự đổi mới.

Phó Tổng thống Harris cũng đề cập kế hoạch của Mỹ nhằm đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt Trăng lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ. Bà cho biết Mỹ sẽ thành lập căn cứ đầu tiên và trạm vũ trụ đầu tiên trên quỹ đạo Mặt Trăng. Tất cả những kế hoạch này đều có sự hợp tác của các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tăng cường hợp tác với 33 quốc gia đã ký kết Hiệp định Artemis về xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng.

Bà Harris nhấn mạnh kế hoạch đưa một phi hành gia quốc tế đi cùng các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng thể hiện niềm tin của Washington về “tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ đối tác quốc tế.” Tuy nhiên, bà không cho biết Mỹ đang nhắm tới phi hành gia thuộc quốc gia nào.

Là sáng kiến do Mỹ khởi xướng, Hiệp định Artemis là một bộ nguyên tắc không ràng buộc đối với việc khám phá không gian dân sự.

Ngoài Mỹ, các quốc gia tham gia hiệp định này còn có Australia, Brazil, Anh, Ấn Độ, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ukraine.

Mỹ hiện đặt mục tiêu đưa các phi hành gia của nước này trở lại Mặt Trăng vào cuối năm 2025.

Có thể bạn quan tâm