Mỹ cho Trung Quốc hạn chế quyền tự do ngôn luận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 28-9, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc bí mật thu thập dữ liệu và mua lại các hãng tin nước ngoài nhằm thực hiện chiến dịch “thao túng truyền thông”, đồng thời cảnh báo chiến dịch này sẽ gây ra hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận toàn cầu, theo hãng tin Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp gần đây. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp gần đây. Ảnh: Reuters

"Bắc Kinh đã chi hàng tỉ USD/năm để mua cổ phần các phương tiện truyền thông nước ngoài, ký thỏa thuận với những đơn vị và cá nhân có tầm ảnh hưởng trực tuyến nhằm quảng bá nội dung do chính phủ Trung Quốc đề nghị” - Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc.

Thông tin trên dựa theo báo cáo của Trung tâm Tương tác toàn cầu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Báo cáo cũng cáo buộc Trung Quốc tài trợ cho những người có ảnh hưởng trực tuyến và đảm bảo các thỏa thuận phân phối quảng bá cho Chính phủ Trung Quốc không bị gắn nhãn nội dung.

Trung tâm Tương tác toàn cầu tuyên bố Bắc Kinh đã tạo ra hệ sinh thái thông tin của riêng mình bằng cách thu hút giới tinh hoa chính trị và các nhà báo nước ngoài. Bắc Kinh cũng đầu tư vào mạng lưới vệ tinh và dịch vụ truyền hình kỹ thuật số ở các khu vực đang phát triển, ưu tiên nội dung truyền thông do Bắc Kinh ủng hộ.

Ngoài ra việc thu thập dữ liệu của Trung Quốc ở nước ngoài "đã cho phép Bắc Kinh tinh chỉnh việc kiểm duyệt toàn cầu bằng cách nhắm mục tiêu vào các cá nhân và tổ chức cụ thể", phía Mỹ cho hay.

Theo Hãng tin Reuters, báo cáo của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tranh cãi về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng dấu ấn toàn cầu của các phương tiện truyền thông do chính phủ nước này kiểm soát những năm gần đây.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác cáo buộc trên của NATO, cho rằng tổ chức quân sự do Mỹ dẫn đầu đang hạ bệ uy tín và cố tình bóp méo chính sách truyền thông của Bắc Kinh.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

null