Mùi ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có những mùi hương chỉ cần thoáng qua lại gợi nhớ về một kỷ niệm nào đó trong quá khứ. Tôi tạm gọi đó là mùi của ký ức.

 

Chẳng biết có phải do quá nhạy cảm hay không mà dường như mỗi mùi hương đều đọng lại trong tâm trí tôi và gắn liền với từng câu chuyện, từng hoàn cảnh khác nhau. Ký ức là thứ không thể mua được, cũng không thể tự tạo ra nên tôi đành gặm nhấm từng chút mảng ký ức rời rạc của mình mỗi khi nghe được một mùi hương thân quen nào đó.

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.



Với tôi, mùi của ký ức là mùi của những buổi sớm tinh mơ, khi sương còn đọng trên cành và ánh mặt trời vừa lấp lánh rọi qua kẽ lá. Tôi lắng nghe mùi cỏ hoa thoang thoảng trong gió, mùi ngai ngái của đất sau mưa, mùi ẩm ướt của đống rơm mẹ ủ sau nhà. Mỗi sớm, mẹ tôi đều đặn nhóm lửa, mùi khói từ gian bếp của mẹ cứ lờn vờn, quẩn quanh khắp nhà. Mùi khói cay xè, đôi lần khiến tôi ràn rụa nước mắt; dẫu vậy, tôi vẫn dành một niềm yêu đặc biệt dành cho mùi hương này, bởi mỗi khi được nghe lại thì hồi ức tươi đẹp về những ngày tuổi thơ bên căn bếp cũ lại ùa về.

Mùi của ký ức trong tôi còn là mùi của bùn đất, của đồng lúa chín vàng tỏa đi trong gió, là mùi khét nắng trên da, trên tóc mỗi lần trốn ngủ trưa để ra đồng bắt cá, bắt cua cùng lũ trẻ trong xóm. Là mùi sách vở mới tinh tươm, mùi của bút mực, của cục tẩy thơm ngọt như kẹo. Là mùi của những buổi theo mẹ đi chợ sớm, của đủ thứ rau củ, thịt cá, quà bánh trộn lại, tạo nên cái mùi rất đặc trưng mà chỉ những buổi chợ quê mới có. Mùi của ký ức trong tôi còn có thêm một chút nồng nồng, hăng hắc của mấy cục long não mẹ cất trong tủ quần áo để chống gián, chống chuột. Vào những ngày cuối năm, mẹ tôi lại tất bật dọn dẹp, soạn lại mớ quần áo trong ngăn tủ và chính cái mùi của những tấm áo quần cũ được ướp long não đã len lỏi vào ký ức của tôi từ khi còn tấm bé.

Tôi cũng nhớ lắm nồi mắm kho của mẹ mỗi bận trời mưa. Chính xác là cái mùi thơm nồng nàn, đằm thắm của nước mắm, mùi cay nồng của hạt tiêu và ngầy ngậy của chút tóp mỡ đã làm thao thức dạ dày của mấy đứa trẻ. Ngày đó, nhà tôi nghèo lắm, cơm trắng chẳng đủ ăn nên mùi khoai độn lẫn với cơm ăn kèm mắm kho quẹt thành ra rất quen thuộc với tôi. Bây giờ kể lại thấy thương, thấy nhớ, nhưng hồi ấy cái mùi cơm độn ăn kèm với mắm nhiều lần làm tôi mủi lòng, dẫu lúc ấy tôi chỉ mới là đứa trẻ lên mười.

Lâu dần, tôi quên mất mình từng trải qua một đoạn cuộc đời với nhiều mùi hương như thế. Những mùi hương vẫn còn nguyên vẹn, cẩn thận đượm lại trong ký ức. Cho đến một ngày tôi chợt giật mình nghe mùi khói thoảng qua khi đang chạy xe giữa ngoại ô thành phố. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương và những ngày tuổi nhỏ cứ như vậy mà trào lên diết da...

 

NGỌC LÝ

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.