Mục sở thị "Bảo tàng độc đáo nhất Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là danh xưng mà du khách trong và ngoài nước đặt cho Bảo tàng Vũ khí cổ Robert Taylor (98 Trần Hưng Đạo, phường 1, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Với bộ sưu tập đồ sộ hơn 3.000 hiện vật gồm vũ khí, trang phục được thu thập từ nhiều quốc gia trên thế giới, bảo tàng tư nhân này đã giúp khách tham quan mở rộng kiến thức lịch sử và thêm một lần hiểu rõ khát khao muôn đời của nhân loại: xây dựng một thế giới hòa bình, phi bạo lực.
Hầu hết du khách đều bất ngờ khi tham quan điểm đến này giữa lòng thành phố biển thơ mộng. Tất cả hiện vật trưng bày tại đây đều do ông Robert Taylor (76 tuổi, một công dân Anh) bỏ công sưu tầm trong hơn 50 năm qua. Và rồi, vì tình yêu với đất nước Việt Nam, ông quyết định đặt cả “cơ ngơi” tại TP. Vũng Tàu. 
Hiện vật tại bảo tàng được sắp xếp khoa học, công phu theo từng giai đoạn. Mỗi khu vực có riêng một hướng dẫn viên để thuyết minh chính xác, đầy đủ và giải đáp những thắc mắc liên quan của khách tham quan. Ở thời kỳ cổ đại, khách sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập vũ khí quý hiếm của đế chế Hy Lạp, La Mã, triều đại nhà Hán (Trung Quốc), samurai Nhật Bản như: kiếm, giáo, lưỡi lê, khiên, cung, nỏ cùng những bộ trang phục của các chiến binh gồm áo giáp sắt, mũ sắt… Thật khó tin rằng đây chính là những trang phục, vũ khí cổ đã từng có mặt trong các cuộc chinh phạt cách đây nhiều thế kỷ; có bộ giáp sắt vẫn còn nguyên vết lõm do hứng một mũi giáo chí tử. 
Du khách tham quan bảo tàng Vũ khí cổ Robert Taylor. Ảnh: Phương Duyên
Du khách tham quan bảo tàng Vũ khí cổ Robert Taylor. Ảnh: Phương Duyên
Cảm giác choáng ngợp tiếp tục chiếm lĩnh khi du khách ghé khu trưng bày vũ khí và trang phục giai đoạn trung đại, cận đại. Nổi bật là bộ sưu tập vũ khí gây kinh ngạc của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte gồm kiếm, súng. Bên cạnh đó là các loại quân phục sặc sỡ, sang trọng sử dụng trong những cuộc chiến của hoàng gia, hiệp sĩ, kỵ sĩ thuộc các quốc gia như: Anh, Pháp, Nga, Hà Lan, Bulgaria, Đức… Trừ một số ít trang phục được phục dựng, đa số đều nguyên bản với từng đường may và chi tiết trang trí vô cùng tinh xảo, hoàn toàn thủ công, hằn rõ dấu vết thời gian qua những vết sờn úa. Chúng thể hiện rõ văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia cũng như vai trò, vị trí, thứ bậc của người mặc. Vì sao trang phục của quân đội Anh thời kỳ này nổi bật với màu đỏ thắm; vì sao lính Scotland, Ireland luôn mặc váy khi tham gia chiến trận; vì sao trên mũ của các tướng lĩnh Pháp luôn có một biểu tượng rất giống… cây chổi lông gà là những câu hỏi thú vị và đều được các hướng dẫn viên giải đáp cặn kẽ, mang đến nhiều thông tin thú vị. Đi kèm với các gian trưng bày này còn có nhiều tranh vẽ chân dung các tướng lĩnh lừng danh trên thế giới cũng như tái hiện những cuộc chiến nổi tiếng trong lịch sử, đơn cử như trận chiến Waterloo huyền thoại năm 1815-trận chiến kết thúc đế chế Napoléon. Ngoài ra, du khách cũng mãn nhãn khi nhìn ngắm những chú ngựa chiến châu Âu cao to đáng kinh ngạc, được phục dựng với tỷ lệ 1:1. 
Ở giai đoạn hiện đại, các loại vũ khí thô sơ đã được thay thế hoàn toàn bằng những loại súng tối tân. Du khách có cơ hội chiêm ngưỡng súng lục của Nữ hoàng Anh; súng máy Nga nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; các loại súng trường Hoa Kỳ, súng ngắn bán tự động Colt M1911, súng tiểu liên Thompson… sử dụng phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Bảo tàng còn trưng bày những khẩu súng độc đáo mà báng súng và nòng súng dài đến… 2,4 m; bên cạnh những khẩu súng ngắn dành cho phụ nữ. Từ loại súng chỉ bắn được mỗi lần 1 viên, các nhà sản xuất vũ khí tiến đến chế tạo loại súng có thể bắn hàng ngàn viên đạn mỗi phút. Về trang phục, nổi bật trong thời kỳ này là quân phục các lực lượng không quân, bộ binh, hải quân, đặc nhiệm của quân đội các nước Australia, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam…
Bộ sưu tập trang phục quân đội của một số quốc gia ở giai đoạn hiện đại. Ảnh: Phương Duyên
Bộ sưu tập trang phục quân đội của một số quốc gia ở giai đoạn hiện đại. Ảnh: Phương Duyên
Chính sự độc đáo của các hiện vật trưng này cùng lối thuyết minh hấp dẫn, sâu sắc và hài hước của hướng dẫn viên khiến du khách bị thu hút hoàn toàn. Có thể nói, đây là một bộ sưu tập hoàn hảo. Hướng dẫn viên Trần Văn Lừng cho hay, lượng khách trong nước và quốc tế đến với bảo tàng ngày càng đông. Đặc biệt, những dịp lễ, cuối tuần, hướng dẫn viên tại đây chỉ có khoảng 5-10 phút nghỉ ngơi giữa các đợt khách. 
Đi giữa những hiện vật vô giá kể lại câu chuyện lịch sử của riêng mình, du khách không khỏi thán phục nỗ lực sưu tầm kỳ công của ông chủ bảo tàng. Song cũng không khỏi rùng mình trước độ sát thương ngày càng lớn, ngày càng hủy diệt của các loại vũ khí. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực quân sự của một quốc gia nhưng vũ khí đồng thời là “kẻ đồng lõa” trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Mong sự an yên mãi ngự trị như mơ ước của biết bao người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
PHƯƠNG DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.