Mục sở thị bãi đá cổ bí ẩn ở Xín Mần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bãi đá cổ ở xã Nấm Dẩn (Xín Mần, Hà Giang) gắn liền với đời sống văn hoá của người dân tộc Nùng ở địa phương. Những hoa văn đặc sắc tại bãi đá cho đến nay vẫn là bí ẩn đối với các nhà khảo cổ.

Những bãi đá cổ bí ẩn ở Nấm Dẩn.
Những bãi đá cổ bí ẩn ở Nấm Dẩn.


Bãi đá cổ của người dân tộc Nùng nằm ở ven suối Nậm Khoòng. Người bản địa thường gọi là Nà Lai, nghĩa là "ruộng nhiều chữ".

​​Những di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Đản phía Bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn phía Nam. Những khối đá có nhiều hình dạng kỳ lạ. Khối thì vuông dài như 1 chiếc phản, khối thì lại là đá đen khổng lồ nổi lên những mảng trắng.

Các hình vẽ trên đá đa dạng với nhiều hình thù như tròn, chữ nhật, vuông. Bên cạnh đó là những vạch đục khắc song song, những biểu tượng sinh thực khí hay hình bàn chân người có ngón chân khắc lõm sâu vào đá…

 

 Tảng đá lớn có hoa văn tại Nấm Dẩn.
Tảng đá lớn có hoa văn tại Nấm Dẩn.


Bãi đá tại Nấm Dẩn bao gồm nhiều tảng đá lớn nhỏ hợp thành. Nhiều tảng đá có các hoạ tiết theo các dạng giống nhau với các hình chạm khắc như ruộng bậc thang, hoa văn trôn ốc, hoặc các hình kỷ hà giống hình vuông có bờ lồi.

Đáng chú ý nhất là những hoa văn xương cá toả đều từ sống lưng ra hai bên. Tất cả đều có đường nét rõ ràng, bố cục tách biệt giống chữ nhiều hơn là hình với số lượng chiếm phần lớn các họa tiết.

Có giả thiết cho rằng, những vết chạm trên đá là bản đồ, sa hình trận chiến của nền văn hóa cổ.

Trong quần thể những phiến đá cổ ở Nấm Dẩn, phiến đá hình mai rùa có niên đại lâu đời và nhiều giá trị nhất. Phiến đá trông như một cuốn sách cổ. Trên phiến đá là cả một hệ thống mật mã bí ẩn mà người xưa để lại. Những hoa văn, hình vẽ được cho là mô phỏng mặt trời, hình ruộng bậc thang.

Đối với người Nùng, các bãi đá được xem như nơi chứa đựng nét văn hoá lâu đời. Với tín ngưỡng gắn với thiên nhiên, bãi đá đối với người Nùng rất thiêng liêng, được tôn thờ. Sự bí ẩn của những phiến đá cổ là địa điểm thích hợp để đồng bào dân tộc Nùng tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm.

 

 Trên các phiến đá là những hoạ tiết bí ẩn.
Trên các phiến đá là những hoạ tiết bí ẩn.


Theo các nhà khảo cổ học, bãi cự thạch Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2.000 năm. Đây có thể là di tích mộ thủ lĩnh cộng đồng hoặc khu đất thiêng thờ cúng các vị thần linh bản địa. Ngoài ra, dấu vết phong hoá trên bề mặt các khối đá được sáng tạo cách đây 1000 năm. Đến nay vẫn chưa thể giải mã và tìm ra chủ nhân các hình vẽ.

Liên quan đến bãi đá cổ, PGS.TS Trình Năng Chung (Viện khảo cổ học Việt Nam) cho biết, các họa tiết trên bãi đá cổ ở Nấm Dẩn phải được đục bằng dụng cụ kim loại. Các hình khắc phải được phác họa từ trước, nhất là hình tròn.

Ngoài ra, nghệ thuật đục khắc đá ở Xín Mần nằm trong mắt xích truyền thống cổ xưa. Tuy nhiên khó có thể xác định được chính xác niên đại.

Năm 2008, bãi đá cổ Nấm Dẩn được Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Hiện các bãi đá với hình khắc tương tự cũng được tìm thấy ở Sapa.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/muc-so-thi-bai-da-co-bi-an-o-xin-man-964871.ldo

Theo Anh Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null