Mưa nắng trường làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tháng 11 về, giữa tiết trời se lạnh, lòng tôi lại da diết nhớ thầy cô và bạn cũ-những người đã đi cùng tôi suốt năm tháng tuổi thơ.

Những sớm mùa đông gió lạnh, lũ chúng tôi bước giữa con đường đất hẹp đến trường. Miền hồi tưởng dẫn tôi về một khung cảnh thâm thẫm sương sớm, chúng tôi trong bộ quần xanh, áo trắng đã phai màu, đôi dép cũ mòn lấm đất đi trên con đường loang lổ những vũng nước mưa, bên cánh đồng mùa nước tràn trắng xóa. Ngôi trường làng nằm ở một khúc quanh, vi vút gió mùa thổi qua những rặng phi lao trước cổng.

mua-nang-truong-lang-bg.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Tôi nhắm mắt lại hình dung về ngôi trường làng thuở ấy. Dường như những ngôi trường làng giản dị và khiêm nhường, ở bao miền quê nhỏ xa xôi đều có chung một dáng dấp. Mỗi khối chỉ vỏn vẹn vài lớp học, phòng học màu tường sơn bạc cũ, thi thoảng có mảng tường bị bong tróc, thâm nâu, viền bảng đen bụi phấn bám dày. Những chiếc bàn gỗ dài mòn nhẵn bóng thời gian, mặt bàn hằn in nét mực chữ học trò.

Trường làng tôi nép mình dưới bóng cây me già nở những mùa hoa đằm thắm. Gốc bàng mùa đông man mác trút từng phiến lá đỏ, giữa buổi sương trầm tựa những đốm lửa gầy thấp thoáng nao nao. Sau lưng trường, triền cỏ ngời xanh.

Trường làng tôi ở cạnh cánh đồng ngun ngút gió, nhìn ra một nhánh sông dài miên mải, đôi khi văng vẳng tiếng gõ mạn thuyền. Mùa gió lộng, chúng tôi mở hết cửa sổ để ngọn gió sông ùa vào lớp, nô đùa trên những trang sách thơm.

Từng mùa mưa nắng, thầy cô cần mẫn vượt một chặng đường xa để tới trường. Mỗi người như ngầm thắp trong mình một ngọn lửa bền bỉ, xuyên qua những ngày mưa trắng trời mù mịt, những quãng đường lầy lội, gió thốc tuôn cay mắt, trọn lòng chắt chiu ánh sáng rọi trên trang vở em thơ.

Chúng tôi, những cô cậu học trò đồng quê chân phương, ngón chân đã quen bám vào bùn đất. Chúng tôi hồn nhiên lớn lên giữa từng mùa đất nẻ rạn gót chân cha, lũ tràn bão quét rơm rớm mắt mẹ. Nhưng giấc mơ đêm đêm vẫn luôn mang hình hài con chữ. Từng cuốn sách cũ phảng phất mùi thời gian được giữ gìn cẩn thận, bởi anh chị học xong sẽ để lại cho em.

Học trò quê một buổi tới trường, một buổi lặn lội bờ sông mò cua, câu cá hay lụi cụi bên bếp lửa nấu bữa cơm chiều khi cha mẹ còn tất bật đồng xa. Nước da ram rám ngấm phèn chua nước mặn. Mỗi sớm mai gió lạnh hun hút hay buổi đứng bóng nắng đổ như nung, những vòng xe đạp cũ mòn vẫn cút kít lăn lăn trên lối nhỏ đến trường.

Sớm nay, gió mùa đã về ngang liếp cửa. Và khi tôi viết những dòng này, lòng lại bồi hồi nhớ cô giáo trường làng. Những hình dung vẽ ra trong tâm trí tôi dáng người nhỏ thấp của cô, cùng bao lẽ giản dị và chân thật.

Tôi nhớ mãi tiết học văn buổi ấy, cô đọc cho chúng tôi nghe một đoạn văn trong bài “Kẹo Mầm” của nhà văn Băng Sơn. Đọc đến những dòng cuối, giọng cô bắt đầu nghẹn lại. Cả lớp im bặt vì những giọt nước mắt của cô đã khởi đầu cho bao hồi tưởng, lay động cả những trái tim non nớt.

Tôi bắt đầu tha thiết cùng những con chữ có lẽ cũng từ ngày đó. Những trang văn như sóng sánh một thứ ánh sáng xao động tâm hồn tôi, ánh sáng từ miền rung cảm thẳm sâu lòng người.

Tôi muốn cảm ơn cô vì đã dịu dàng mở ra trong tôi những cánh cửa nơi tâm hồn. Để tôi bước vào và sống mãi cùng bao vẻ đẹp bất tận của đời sống này, rồi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp không gì thay thế được. Và có lẽ ai đã đi qua tháng ngày cặm cụi trường học hay lăn lộn trường đời, đều sẽ có những người thầy của riêng mình, với những bài học mãi thấm thía khôn nguôi.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.