Mùa muối đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ chưa đầy 1.000đ/kg muối, người làm muối ở Bình Định đang đối mặt với thua lỗ. Trên đồng muối trắng, những giọt mồ hôi của diêm dân hòa lẫn những giọt nước mắt nghẹn ngào nhỏ xuống đồng nước. Nước nào cũng đắng chát.
Phận muối, phận người
Chiếc nón lá đã sờn quai không đủ để bớt đi cái nắng trưa hè bỏng rát, ông Tánh (57 tuổi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) vỗ bàn tay gầy guộc đen nhẻm vì nắng vào lưng. Chứng đau lưng nhiều năm của ông ảnh hưởng không nhỏ tới việc cào muối nhưng ông vẫn gắng. “Mấy đời dân đây làm muối, cái nghề cái nghiệp của tổ tông truyền lại nhiều đời rồi. Giờ tui làm, sợ không truyền được cho đời sau nữa vì giá muối thấp quá. Bán 1 ký muối không mua nổi gói mỳ tôm. Còn ai ráng được nữa”, ông Tánh than thở.
Xung quanh ông Tánh, nhiều diêm dân khác cũng đang vùi mình trong màu trắng của muối giữa nắng rực lửa và trời xanh ngắt không mây. Những giọt mồ hôi nhỏ xuống đồng muối. Vào đầu giờ chiều, dưới cái nắng như đổ lửa, các diêm dân tỏa ra đồng muối, người cào, người gánh tất bật cho việc thu hoạch muối.

Gồng mình mưu sinh trên đồng muối.
Gồng mình mưu sinh trên đồng muối.
Với nghề làm muối, 3 giờ sáng họ đã phải dậy. Đến buổi trưa là thời gian nghỉ ngơi, họ ở đồng với những bữa ăn vội vã, cốt chống đói cho công việc nặng nhọc. Người xách, người mang những gô cơm, chiếc bánh, vài ba quả chuối... ăn nhanh giữa đồng nắng cháy để kịp tiến độ làm việc. Trong bữa cơm, thức ăn chỉ là vài con cá mặn kho vội, nồi canh lõng bõng nước. Vất vả là thế nhưng những diêm dân ở Phù Cát suốt bao năm nay vẫn bám những ruộng muối để mưu sinh.
Ông Thỏa, người có gần 40 năm với nghề bảo rằng: “Khổ trăm bề nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu, nghề này chỉ cày cuốc vào những ngày nắng, đến ngày mưa phải làm thuê làm mướn việc khác để sống. Nhọc nhằn là thế nhưng vẫn có những con người đã bám trụ với nghề muối mấy chục năm nay. Nhưng, giờ muối bán không được, giá lại thấp, chỉ 800đ/kg mà cũng ít người tới mua nên người làm muối càng thêm nhọc”.
Từ tháng Giêng đến nay, do được nắng, nhiều diêm dân ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định) tranh thủ đưa nước mặn vào ruộng muối, hàng tấn muối làm ra không ai đến mua. Không chỉ muối làm theo cách truyền thống, phơi trên đất bùn mới rớt giá mà ngay cả muối được sản xuất trên mô hình bằng công nghệ lót bạt cũng chịu chung cảnh ngộ. Diêm dân đứng ngồi không yên vì sản lượng muối thu hoạch tăng cao nhưng sức mua lại giảm. Muối được chất đống trên các cánh đồng mà không thấy thương lái nào đến hỏi.

Thời điểm này thời tiết thuận lợi, diêm dân có thể làm muối tốt hơn.
Thời điểm này thời tiết thuận lợi, diêm dân có thể làm muối tốt hơn.
Dù vất vả nhưng nhiều người vẫn bám trụ giữ nghề.
Dù vất vả nhưng nhiều người vẫn bám trụ giữ nghề.
Đưa tay lau giọt mồ hôi hòa với vị mặn của muối trên mặt, chị Nguyễn Thị Lan buồn rầu kể: “Trong khi xăng, dầu, phí vận chuyển đều lên giá, riêng muối giá lại xuống thấp, diêm dân lỗ nặng, không đủ chi phí trả tiền thuê nhân công cào muối. Làm muối vất vả quá mà bán giá thấp nên khó khăn lắm”.
Chông chênh đồng muối
Theo thống kê tại tỉnh Bình Định, hiện có 2 huyện Phù Mỹ, Phù Cát sản xuất muối với tổng diện tích hơn 132 ha, trong đó hơn 70 ha sản xuất muối truyền thống, 51 ha sản xuất muối trải bạt và 11 ha sản xuất muối công nghiệp. So với cùng kỳ năm ngoái, diện tích sản xuất muối tại tỉnh Bình Định đã giảm hơn 20 ha. Trong đó huyện Phù Mỹ giảm 19,58 ha và huyện Phù Cát giảm 2,2 ha. Như tại xã Cát Minh có tới 65 ha. Giá muối bán ra thị trường thấp, chi phí đầu tư cao, việc sản xuất muối không hiệu quả nên một số ruộng của người dân đang bỏ hoang.
Nghề muối rất cơ cực, để đưa ruộng muối vào sản xuất, diêm dân phải có những bước chuẩn bị hết sức công phu với những việc cải tạo nền đất, nạo vét, phơi bùn, nện chắc nền ruộng. Một vụ muối người dân phải mất 1-2 tháng để chuẩn bị. Theo nhiều diêm dân, để sản xuất muối trắng, người dân phải đầu tư khoảng 60 triệu đồng/1.000 m2 để lót bạt, chưa kể chi phí xăng dầu bơm nước mặn vào ruộng, thuê mướn công nhân làm bờ bao, san bằng mặt ruộng... và đến khi thu hoạch còn phải thuê công nhân cào, vác muối với giá 5.000 đồng/gánh 30 kg. Nhưng, thực tế là với phương thức sản xuất theo hướng truyền thống, hạt muối làm ra chất lượng kém, lẫn tạp chất nhiều nên giá thành thấp, khó tiêu thụ.
Trung bình giá muối sản xuất truyền thống 800 đồng/kg, giá muối trải bạt 1.000 đồng/kg. Hiện, một số nơi ở huyện Phù Cát, giá muối giảm còn 500 đồng đến 600 đồng/kg, trong khi tiền công vận chuyển cao, nhiều ruộng muối lại ở khá xa điểm mua nên không đủ tiền trang trải chi phí. Dầm mưa dãi nắng làm ra hạt muối để rồi không bán được, hầu hết người làm muối đều thua lỗ nặng, nhiều người phải ôm nợ do đã vay mượn của người thân, ngân hàng để đầu tư sản xuất. Những ruộng muối dần không còn trai tráng, họ đã bỏ đi tứ xứ làm ăn, còn những người già buộc phải ra đồng vì không còn gì khác để làm.

Khi ánh bình minh vừa ló dạng, diêm dân đã ra đồng.
Khi ánh bình minh vừa ló dạng, diêm dân đã ra đồng.
Không chỉ với những người làm muối, mà cả những người làm công cũng đầy âu lo. Trước tình hình giá muối xuống dốc, các chủ ruộng sẽ không thuê người làm nữa, muối bị tồn kho, không bán được thì sẽ không có tiền thuê nhân công hoặc tiền nhân công cũng bị giảm sút.
 Anh Thuận (32 tuổi, ở thôn Ngãi An, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), một nhân công làm thuê trên ruộng muối lo lắng cho hay: “Một gánh muối 35kg, có giá 25.000 đồng, tính ra 1kg muối giá chưa đạt nổi 700 đồng. Cả ngày “rang” mình trên những cánh đồng muối trắng nóng như thiêu đốt vậy mà công xá không được bao nhiêu. Trước muối được giá, mỗi tháng làm tiền công của tôi cũng 6-7 triệu. Mấy tháng nay tiền công bị giảm rất nhiều. Giờ mỗi tháng chỉ được hơn 3 triệu đồng. Chủ thuê cũng khốn khó, mình không thể đòi hỏi nhiều hơn được. Mọi chi phí trang trải trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào tiền công của mình. Với số tiền hơn 3 triệu, để nuôi gia đình có 2 đứa con nhỏ quả là khó khăn. Chỉ mong giá muối tăng lên một chút, người làm muối bớt đi nỗi lo”.

Cơn dông đến bất ngờ, ông Thỏa vội vã cào muối.
Cơn dông đến bất ngờ, ông Thỏa vội vã cào muối.
Hiện tại, tỉnh Bình Định có 2 đơn vị chế biến muối thực phẩm gồm Công ty Cp Muối và Thương mại miền Trung (Chi nhánh Bình Định) và Công ty Cp Muối và Thực phẩm Bình Định, với tổng công suất khoảng 26.000 tấn/năm nhưng thực chất tổng sản lượng muối chế biến được trong năm 2020 là hơn 6.072 tấn, chẳng thấm vào đâu so với tổng sản lượng muối trên địa bàn khoảng 24.675 tấn niên vụ 2020.
Trên mênh mông đồng muối trắng, vẫn thấp thoáng bóng những người đội nắng cào muối. Nhìn những hạt muối trắng tinh khiết, mang hương vị mặn mòi của biển, ít ai nghĩ rằng, để có được những hạt muối đó thì diêm dân phải trải qua bao nỗi nhọc nhằn. Nhưng rồi, với giá muối thấp và bấp bênh hằng năm như thế này, liệu họ có còn tiếp tục gắn bó với ruộng muối?
Trời chiều chuyển cơn dông, diêm dân ra cào muối vội vã. Dù lắm gian truân nhưng công việc này đã nuôi sống bao con người ở mảnh đất này từ nhiều đời nay.
Theo thống kê của Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối, cả nước hiện có 21 tỉnh, thành phố, gồm 41 huyện, 118 xã có nghề sản xuất muối. Theo thống kê năm 2016, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.839 ha. Trong đó, diện tích sản xuất muối thủ công đạt 10.446 ha; diện tích sản xuất muối công nghiệp đạt 4.313 ha. Không chỉ diêm dân làm muối ở Bình Định, mà các địa phương có nghề làm muối như ở Bạc Liêu, Bến Tre, Quảng Ngãi hiện muối bán tại ruộng với giá khoảng 600-900 đồng/kg. Với mức giá này, trừ mọi chi phí, người làm muối lỗ nặng.
Minh Ngọc (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.