Mùa mưa không báo trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến mùa thì mưa, việc gì phải báo, nhưng cái gì cũng phải có trình tự của nó. Ở Pleiku thì khoảng tầm này là vào mùa mưa. 
Năm nào cũng vậy, sau quãng nắng gay gắt đặc trưng của tháng 3 Tây Nguyên, cơn mưa đầu mùa sẽ tắm mát cho một cao nguyên khát, cỏ cây khát, gia súc khát và những con suối gần cạn kiệt. Cơn mưa đầu mùa ấy thường dữ dội. Và gần như mưa đầu mùa nào, bên cạnh cái chất vàng mười của nó thì cũng gây ít nhiều thiệt hại.
Lệ thường, sau trận mưa đầu có khi cả chục ngày sau mới có cơn mưa kế tiếp. Tần suất sẽ tăng dần, cứ vài ngày nắng mới có một buổi chiều mưa, sẽ mưa chiều một quãng thời gian cả tháng trước khi xuất hiện mưa vào buổi sáng, cho đến lúc ngày nào cũng mưa thì đã vào “chính vụ” rồi đó. Thế mà năm nay, không hề có trận mưa dữ dội, sấm chớp, quăng quật như lệ thường, cứ vậy mà vào mùa luôn chẳng cần chỉ báo.
Cái chất vàng của mưa đầu mùa như đòn bẩy vực cây cỏ vụt đâm chồi và lớn nhanh thấy rõ. Dân chuyên môn giải thích rằng, một lượng lớn đạm trong không khí dưới tác động của những tia lửa điện của sét mà thành đạm dễ tiêu theo mưa trao dinh dưỡng trời cho xuống cây cỏ. Ai làm nông, làm vườn thì thấy rất rõ điều này. Mấy ngày liên tiếp mưa đầu mùa không chỉ giải khát cho đất, cho cây mà còn làm cho mọi thứ no nước, cái quý được nhân đôi là ở chỗ đó.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chẳng thế, hóa đơn điện nhà tôi thường lên gấp rưỡi vào tháng 3, tháng 4 do phải tăng cường lượng tưới vườn, hóa giải cái gay gắt nắng nóng của tháng 3 Tây Nguyên, do cái thất thường thời tiết ấy mà thậm chí còn giảm hơn mức bình quân đến 20%.
Người đời lạ lắm, nắng mong mưa, mưa mong nắng. Riêng tôi, một nông dân chính hiệu thì những ngày mưa đầu mùa vẫn mang lại nhiều cảm xúc. Sau cơn mưa, dạo quanh vườn, nhìn ngắm cây cối sạch hơn, xanh hơn qua cơn tắm gội, nhu nhú những mầm non bắt đầu một mùa tăng trưởng mới mà cứ ngỡ là thành quả của chính mình.
Rừng thông gần nhà cũng đã chuyển mình, xanh hơn vì đã qua đợt thay lá, đọt bắt đầu nhú mầm để rất sớm hình thành những chùm nến tuyệt đẹp, hình ảnh này sẽ đẹp và quyến rũ hơn vào đầu mùa khô, nhưng cảnh sắc đầu mùa mưa vẫn làm tôi thích hơn vì chất hồi sinh của nó.
Mấy vạt rau, vài dây bầu bí lẽ ra còn tận thu lai rai cho hết tháng 5 thì mưa nhiều thế này chắc cũng dọn đất, ủ mùn đến cuối năm gieo lại. Chợt nhớ, mấy ông chuyên gia khí tượng cảnh báo El Nino trong năm nay sẽ xảy ra, mưa thế này thì chẳng biết đâu mà lần.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.