Mùa lá trút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi thường ngắm cây ở những con đường đến trường vào mùa cây trút lá. Những cành cây gầy guộc trơ mình dưới trời xanh và cao thăm thẳm nó khiến tôi không khỏi xao xuyến, bồi hồi.
Công viên Diên Hồng những ngày đầu năm được khoác lên chiếc áo mới xinh tươi. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là thảm lá dày đã phủ kín bãi cỏ và lối đi. Công viên Diên Hồng là điểm đến thường xuyên của mẹ con tôi nhưng chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh sắc đặc biệt ấy. Tôi hỏi một chị lao công, chị luýnh quýnh giải thích: “Chúng tôi bận quá, để hai ba hôm nữa mới dọn sạch được, mà chưa có năm nào lá rụng dày như vầy”. Tôi nói: “Không không, trong mắt tôi, công viên hôm nay đẹp quá, đẹp vì lá phủ kín đường đi, chưa khi nào đến công viên mà tôi được chứng kiến cảnh này”. Lá rụng thành lớp dày, dưới bước chân của mình tôi nghe những tiếng rạt rào, xột xoạt kèm với tiếng gió nhẹ đùa vui. Lá vẫn tiếp tục rụng xuống theo làn gió, trên cây, đàn chim lích rích chuyền qua những tán cây ối đỏ. Tôi như lạc vào một khu rừng nhỏ yên tĩnh mà ở đó, lâu quá chưa có ai đặt chân ghé đến.
Không chỉ tôi mà hai con nhỏ của tôi cũng òa lên thích thú. Đứa em cúi xuống nhặt những chiếc lá mới rụng còn ươm sắc đỏ, gộp lại thành bông hoa rồi nói con tặng mẹ. Anh trai lớn hơn thì rủ em gái nhặt những chiếc lá lành lặn, cho vào túi ni lông đem về trang trí. Các con như vỡ òa niềm vui: “Chưa bao giờ thấy lá rụng nhiều vầy á mẹ, đẹp quá”. Thấy mấy mẹ con thích thú với thảm lá dày, các chị lao công cởi mở hơn bắt chuyện bảo rằng: “Lúc nãy nghe chị hỏi, em sợ chị chê công viên nhếch nhác”. Tôi cười và đáp: “Có lẽ mỗi người nhìn thấy một nét đẹp riêng. Tôi thích sự tự nhiên, không tỉa vẽ”. Vậy mà tôi vẫn mong con người hãy giữ lại những thứ thuần tự nhiên nhất của rừng cây. Vì sinh vật nào cũng cần tự do, kể cả cây cối, nếu không tin, bạn thử bứng chậu hoa mai, hoa hồng ra đất trồng mà xem. Cây không bị bó rễ, lượm lặt nắng trời, vi chất, từ đó sẽ nẩy lộc đâm chồi rộ vào một sáng mùa xuân.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi thường ngắm cây ở những con đường đến trường vào mùa rừng cao su trút lá. Những cành cây gầy guộc trơ mình dưới trời xanh và cao thăm thẳm nó khiến tôi không khỏi bồi hồi. Rồi khoảng sau, cây đâm chồi, lộc non tua tủa mọc ra cũng dưới nền trời xanh biêng biêng ấy. Những mầm non vươn lên dưới ánh trời chiều nhuốm màu cam cam, đo đỏ, để rồi ít hôm nảy lá xanh tươi. Chứng kiến sự phát triển của phố, sự thay đổi của cây mà tôi cũng xốn xang theo vòng xoay của đất trời. Tôi thích hàng cây dầu già ở phía đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ngày đầu xuân, cây trở mình lột những mảng non non, vo tròn rụng xuống đường, hay cây chò phía đường Huỳnh Thúc Kháng-Lý Thái Tổ, rụng những quả có đầu tròn cắm hay cánh mỏng làm người đi đường không khỏi ngẩn ngơ.
Cũng như nhiều người khác sống ở vùng đất này, tôi dành tình yêu đặc biệt cho Pleiku, vùng đất đã cưu mang và nuôi dưỡng tôi. Và tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, từ món ăn đến cảnh vật cây cỏ. Vậy nên, chỉ nhìn những hàng cây trơ mình trút lá thay áo mới những ngày đầu năm, tôi không khỏi xao xuyến. Và, tôi vội lưu giữ khoảnh khắc này bằng cách bấm máy chụp vài kiểu hình, bổ sung cho bộ ảnh về Phố núi thân thương.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.