Tết ở lòng mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Sau một vòng tuần hoàn, Tết lại quay về với muôn người và muôn nhà. Có cái Tết đủ đầy sung túc, có cái Tết đơn sơ giản dị, có cái Tết bộn bề, có cái Tết thảnh thơi... Từ trong bao điều mới mẻ hôm nay, vẫn còn đâu đó những giá trị cổ truyền chưa hề bị mai một. Và tôi, tôi cũng có cho mình một ý niệm riêng về Tết.

1. Dường như mọi khấp khởi mừng vui, hết thảy mọi hân hoan, hạnh phúc đều vun đầy trong một chữ “Tết”. Chả thế mà người ta thường ví von là “vui như Tết” đó sao!

Thật vậy, dù ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào, Tết vẫn luôn là khoảnh khắc được mong đợi. Ở đấy chứng kiến những giây phút sum vầy, đoàn tụ hiếm hoi của những người con xa nhà biền biệt suốt tháng rộng năm dài. Bởi thế mà mỗi khi nghe ai đó rỉ rả bên tai câu “về quê ăn Tết” là chợt thấy lòng xốn xang đến lạ. Tết không về nhà thì đi đâu nữa. Ý niệm ấy như một mặc định thiêng liêng, đầy khát khao và cũng là trách nhiệm của mỗi người, đôi khi còn khái quát thành tư tưởng “Tết là để về nhà”.

Hành trang quay về dẫu còn bao trăn trở ngổn ngang, đặc biệt là những thiếu thốn, khó khăn của bao người lao động xa xứ, vậy mà họ vẫn vượt qua tất cả để dừng chân ghé lại cội nguồn. Họ ý thức được rằng, chẳng có nơi chốn nào ấm áp hơn, gần gũi hơn mái nhà mình, người thân của mình, để được sống trọn vẹn từng khoảnh khắc Tết, nhấm nháp dư vị Tết với làng quê, với bao nhiêu kỷ niệm ấu thơ mà cuộc sống xô bồ từng vô tâm đánh cắp.

Tết là khoảng thời gian gác lại tất thảy bộn bề, cho phép mỗi người tạm quên đi bao lo toan cơm áo, bao dự định công việc còn dang dở. Người tranh thủ giai đoạn này để lo lắng chu tất việc nghĩa ân, hiếu hỉ. Người thì dành riêng cho mình khoảng lặng để nghỉ ngơi đúng nghĩa nhằm phục hồi, tái tạo năng lượng chuẩn bị cho một hành trình mới. Người mặc sức xả hơi hưởng thụ như một cách để giải toả căng thẳng, cân bằng cuộc sống.

 

Chợ Tết. Ảnh minh họa
Chợ Tết. Ảnh minh họa


 2. Tôi dành Tết để sống với hoài niệm của riêng mình. Về bên Tết mà nghe kể chuyện Tết, ôn lại ngày quá vãng mà trải lòng với một thời khó nhọc, để hồi tưởng về bao người thân đã khuất. Tôi luôn đau đáu thương về những điều cũ xưa chưa từng lạc mất trong ký ức của mình.

Tết còn là dịp để giáo dục ý thức cội nguồn, nhắc nhớ mỗi người về nghĩa vụ, trách nhiệm với giống nòi, tiên tổ. Năm nào cũng thế, tôi chưa hề quên việc theo chân bố đi chạp mả, tỉ mẩn cắt tỉa từng đám cỏ, sửa sang lại mộ phần ông bà, thay cát mới cho lư hương... Những việc làm hiếm hoi ngày cuối năm dậy lên trong tâm thức tôi bao điều thật khó tả.

Còn nữa, người ta thường nói “Giận gần chết ngày Tết cũng thôi”. Vậy đó, trong cuộc sống con người ta tránh sao được đôi lần va chạm, lúc này lúc khác phật ý nhau, thế mà Tết về lại tự nhiên hỉ xả, bỏ qua cho nhau tất cả. Tết như một sợi dây kết nối thân tình, đưa người về lại gần nhau mà cảm thông nhiều hơn, yêu mến sâu hơn.

Tết vẹn tròn và ý nghĩa biết nhường bao khi đó đây chứng kiến những nghĩa tình thơm thảo. Tết theo chân người thiện nguyện bằng những chuyến xe yêu thương, mang mùa Xuân ấm áp đến trẻ em nghèo, đến người dân vùng cao, đồng bào vùng lũ lụt. Biến cố dịch bệnh đeo đẳng lại càng cần nhiều hơn những nghĩa cử sẻ chia, đỡ đần đầy nhân ái, lan toả tinh thần đùm bọc trong tiếng gọi đồng bào trìu mến, thân thương.

Tết giản đơn lắm, gần gũi lắm. Ấy là khi ta biết yêu thương và sẻ chia, khi ta biết trân trọng tình cảm gia đình và có ý thức cội nguồn sâu sắc. Thì dẫu đâu đó chưa được sung túc đủ đầy, miễn ta vơi bớt muộn phiền và được trả về với tĩnh tại, an yên là lòng ta đầy Tết.

https://www.baokontum.com.vn/toa-soan-ban-doc/tet-o-long-minh-22459.html

 

Theo Lam Giang (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.