Mùa Covid-19: Điểm mặt 10 "siêu thực phẩm" cho hệ miễn dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn, uống, ngủ, nghỉ sao cho hệ miễn dịch luôn trong trạng thái tốt nhất là lời khuyên phổ biến từ các chuyên gia trong mùa dịch bệnh.
Tờ Medical News Today điểm mặt những thực phẩm dễ tìm mà bạn có thể nhâm nhi ăn vặt hay cho vào nồi thức ăn hàng ngày để giúp tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch:
1. Chocolate đen
Chocolate đen chứa một chất chống oxy hóa gọi là theobromine, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do, thứ có thể tấn công các tế bào cơ thể, tăng nguy cơ bệnh tật. Nên chú ý đâu là thực phẩm nhiều calo và chất béo bão hòa, vì vậy nên ăn chừng mực.
2. Củ nghệ
Loại gia vị mà người Á châu khá thích sử dụng này giúp cải thiện phản ứng miễn dịch, là chất chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt.
Một đĩa cơm chiên nghệ với cá hồi, rau chân vịt và bông cải xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch - ảnh minh họa từ internet
Một đĩa cơm chiên nghệ với cá hồi, rau chân vịt và bông cải xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch - ảnh minh họa từ internet
3. Cá dầu
Là các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích…, vốn chứa axit béo omega-3 rất phong phú. Theo một nghiên cứu năm 2014, ăn cá dầu giúp hệ miễn dịch của cơ thể vận hành chính xác và trơn tru hơn. Nó còn có tác dụng trên các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Omega-3 từ lâu đã được thêm vào nhiều loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung nó một cách rẻ tiền, dễ dàng và ngon hơn nhờ ăn cá.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu vitamin C và cả các chất chống oxy hóa mạnh như slforaphane, đều tốt cho sức khỏe của hệ miễn dịch.
5. Cải bó xôi
Còn gọi là rau chân vịt, rau bina. Loại rau này chứa đồng thời nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà hệ miễn dịch cơ thể rất cần để vận hành trong trạng thái tốt nhất, bao gồm flavonoid, carotenoids, vitamin C, vitamin E. Flavonoid từng được chứng minh là giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở người vì đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống phòng thủ miễn dịch đường hô hấp.
6. Trà xanh
Trà xanh giàu flavonoid. Như đã phân tích ở trên, chất này từng được chứng minh giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông qua việc giúp hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
7. Gừng
Sức mạnh nằm trong đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó.
8. Quả việt quất
Cũng có đặc tính chống oxy hóa mạnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhờ chứa một loại flavonoid đặc biệt là anthocanin.
9. Hạt hướng dương
Bạn có thể nhâm nhi hoặc trộn salad với chúng. Nó là nguồn vitamin E phong phú và có tính chống oxy hóa cao. Vitamin E từng được chứng minh là một trong những chất giúp cải thiện chứng năng miễn dịch tốt nhất, bên cạnh Vitamin C.
10. Kefir
Là tên một thức uống lên men đặc biệt. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những hũ yaourt được chế biến theo kiểu kefir. Kefir giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn, giảm viêm, tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
Ngoài ăn uống, các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch khác mà chuyên gia khuyến cáo trong mùa dịch bệnh mà bạn nên nhớ là : tập thể dục thường xuyên, tránh thuốc lá, giảm bia rượu, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, duy trì cân nặng khỏe mạnh, rửa tay đúng cách….
A. Thư (Theo Medical News Today/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.