Một thời rượu mía

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời bao cấp, thứ quan trọng nhất trong đời sống con người là gạo. Nỗi lo lớn nhất là “mất sổ gạo”! Lúa gạo không đủ ăn nên không thể đem gạo nấu rượu.

Thời ấy, người hay uống rượu, đặc biệt là nghiện rượu được coi như là “phá gia chi tử”. Thậm chí, khi đời sống khốn khó quá, một số địa phương còn cấm cả việc nấu rượu. Tất nhiên, người dân thường chỉ nấu rượu bằng vài thứ lương thực như gạo, củ mì, hạt kê (gao). Thế nên nảy sinh việc lén lút xài rượu mía, một thứ rượu được lên men sinh học từ các cơ sở trồng mía sản xuất đường quốc doanh.

Các nông trường thời trước trồng mía, kéo che, nấu mật; thứ cho vào chõ sành kết tinh thành đường vàng, đường đỏ; thứ lên men sinh học cất lên thành rượu. Đường còn dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, chế biến thành đường phổi, đường phèn. Rượu mía công xưởng được bán làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rượu chai công nghiệp hoặc chưng cất thành cồn công nghiệp, cồn thực phẩm. Mọi sản phẩm rượu cồn cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch, rất ít được bán trôi nổi trên thị trường.

Lâu lâu, chúng tôi phải nhờ mối thân quen mới có được lít rượu mía để uống, coi là thả ga lên trời! Trong những cuộc nhậu rượu mía thì mồi là thứ xí quách, tức là thứ xương các loại sau khi hầm lấy nước lèo làm nước phở, mềm nhũn và nhạt thếch. Lâu lâu có đôi quả trứng vịt lộn mua của mấy người bán dạo về đêm. Có lần, tôi được người bạn làm việc ở Trạm Thú y tỉnh đi kiểm tra đem về ít “mẫu”, chủ yếu là mớ lòng tạp của heo, coi như bữa đại tiệc. Lại nhớ một người bạn của tôi, thường dịp Tết không về quê, cứ rượu mía say khướt. Đêm Giao thừa nằm vật vờ chờ sang sáng mùng 1, như một “liệu pháp” để quên, không vui không buồn! Mà ngày ấy, Pleiku nhiều cây, dân cư thưa thớt, mưa và sương mù rất dày. Cái cảnh u uất trầm mơ ấy cứ ngây ngây trong hồn người một nhu cầu trải lòng, ngồi và nhâm nhi. Và, Pleiku trong hồn tôi lúc ấy thế này: “Lơ thơ người bách bộ/Dắt díu hồn về đâu/Lang thang vài ngọn gió/Thổi xuyên qua cơn sầu/Những hàng cây sướt mướt/Ngày không có mặt trời/Lá vàng buông thảng thốt/Mưa rứt hồn rụng rơi”.

Đã quá lâu rồi không có món rượu mía nữa, mà bây giờ chẳng ai còn dám uống những thứ rượu ấy. Thế mà một thời nồng nàn ngây ngất rượu mía đưa một thế hệ qua những tháng ngày lận đận vui buồn ngẩn ngơ!

Có thể bạn quan tâm

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.