Một thoáng nhà dài Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến thời điểm hiện tại, Krông Pa có lẽ là địa phương còn số lượng nhà dài nhiều nhất tỉnh Gia Lai. Nếu cả huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa hiện chỉ còn khoảng 50 ngôi nhà dài thì ở Krông Pa, gần như xã nào cũng còn hàng chục căn nhà dài, trong đó nhiều nhất phải kể đến các xã Phú Cần, Ia Rsai, Ia Mlah…

Trong khi nhiều nơi, đồng bào đang có xu hướng xây nhà trệt thì ở các địa phương này, số đông người dân vẫn rất chung thủy với nhà dài truyền thống, ít thấy nhà xây kiểu hình ống mọc lên giữa buôn làng.

Cũng như một số dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Jrai ở Krông Pa có tập quán ở nhà dài. Nhà dài, thực ra là dạng thức của nhà sàn ngắn kéo dài. Chủ nhân có thể căn cứ vào số con gái của mình mà làm sẵn số gian để khi họ lấy chồng sẵn luôn chỗ ở; hoặc có thể chờ khi con gái lấy chồng thì mới nối thêm. Tuy nhiên, có một nguyên tắc là chỉ con gái cả mới được nối hoặc ở gian bên phải, tức là kế bên nơi ở của cha mẹ. Căn cứ vào số lượng gian nhà, người ta có thể biết có bao nhiêu bếp, cũng tức là chủ nhân ngôi nhà có bao nhiêu con gái đã bắt chồng.

Nhà dài của người Jrai ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa. Ảnh: Phương Vi

Nhà dài của người Jrai ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa. Ảnh: Phương Vi

Nhà dài xưa là một tập hợp niềm tin tâm linh, là sự chứng tỏ một thế lực của những gia đình khá giả, đông con cái; là sự chứng tỏ vị thế của gia đình, dòng họ với cộng đồng, thậm chí là một thế lực giữa làng này với làng khác. Bởi vậy, khi kiến tạo nên nó, người ta phải tuân thủ các lệ tục và nhiều điều kiêng cữ: Trước khi vào rừng chặt cây phải làm lễ cúng thần Rừng. Trên đường đi nếu gặp phải bất kỳ con vật nào, những người chặt cây phải quay về, ngày mai mới đi tiếp. Chặt được cây mang về phải làm lễ cúng, dựng cột lên, cúng. Sau khi ngôi nhà hoàn thành lại làm lễ cúng. Tính ra, để hoàn thành một ngôi nhà, chủ nhân buộc phải trải qua 5 lễ cúng. Cho đến nay, ở nhiều buôn làng, chủ nhân ngôi nhà vẫn tuân thủ các lễ thức và những điều kiêng cữ này.

Điều đặc biệt là dù không gian vượt hẳn nhà sàn ngắn, nguyên tắc bố trí trong một căn nhà dài vẫn không thay đổi: Gian giữa bao giờ cũng là trung tâm. Cửa lớn được trổ thẳng chính giữa gian, là nơi chủ nhà dùng để tiếp khách và các sinh hoạt cộng đồng. Phía bên trái là nơi ở của các thành viên theo thứ tự và cũng là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Khách lạ không được vào khu vực này. Bên phải là khu vực dành riêng cho vợ chồng chủ nhà. Mỗi gia đình nhỏ sống trong nhà dài đều có một bếp riêng, đồ gia dụng riêng. Trừ những vật gia bảo như chiêng, ghè, họ không bao giờ dùng của nhau dù là thanh củi hay chiếc bầu đựng nước. Có lẽ, một phần do tuân thủ nguyên tắc này nên dù chung sống trong một ngôi nhà đông đúc, có khi đến 6-7 gia đình, cũng rất hiếm khi xảy ra việc tranh chấp quyền lợi hay xích mích, cãi cọ nhau.

Theo già làng Nay Chroeng-chủ nhân của một trong những căn nhà dài truyền thống đẹp nhất buôn Mlah (xã Phú Cần) thì điểm khác biệt của nhà dài Krông Pa với nhiều nơi khác là gầm sàn rất cao, thường là 2,5-3 m; sàn nhà cũng cao hơn, tạo nên một không gian ở thoáng mát.

Hiện nay, theo xu thế đời sống mới, con cái khi trưởng thành đều làm nhà ở riêng. Những căn nhà dài đôi khi chỉ còn 1-2 hộ cư trú, dù vậy thì những nét xưa vẫn được phần đông đồng bào bảo tồn nguyên vẹn. Nhiều căn nhà dài còn được nâng cấp bằng các loại vật liệu mới khiến không gian buôn làng vừa mang bản sắc truyền thống vừa mang nét văn minh, hiện đại. Đây là điều rất đáng quý cho mục tiêu phát triển du lịch mà huyện Krông Pa nên khuyến khích, phát huy.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.