Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ cuối: Khi ý Đảng thuận lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến nay có thể khẳng định chủ trương xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số là quyết sách đúng đắn, thể hiện sự sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh. Thuận lòng dân nên sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tạo nên những dấu ấn đậm nét, là điểm tựa vững chắc để nhiều vùng nông thôn trong tỉnh chuyển mình phát triển.

Huy động nguồn lực tổng hợp

Khi mới bắt đầu xây dựng NTM tại làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện), tất cả ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều “xắn tay áo” vào cuộc. Không khí ở làng Pông những ngày ấy luôn tất bật, khẩn trương. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Tổ công tác xây dựng mô hình điểm ở làng Pông để cùng với các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân làng Pông tiếp tục chỉnh trang khuôn viên nhà ở, chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm, xử lý rác thải, xây dựng công trình vệ sinh, đường làng ngõ xóm xanh-sạch-đẹp.

Sau khi triển khai ở Phú Thiện, các phong trào, cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phát động đã lan tỏa rộng khắp. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm cho hay: “Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã cụ thể hóa nội dung cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” bằng cách lựa chọn những nội dung thiết thực, phù hợp. Nhiều địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, mở các lớp dạy nghề và định hướng việc làm cho người dân tộc thiểu số; vận động các làng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, bài trừ hủ tục”.

Trước đây, nhiều diện tích đất bị bỏ trống rất lãng phí thì nay người dân đã cải tạo lại vườn tạp, trồng đủ các loại rau. Ảnh: Minh Nguyễn
Trước đây, nhiều diện tích đất bị bỏ trống rất lãng phí thì nay người dân đã cải tạo lại vườn tạp, trồng đủ các loại rau. Ảnh: Minh Nguyễn


Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng không đứng ngoài cuộc khi ra mắt mô hình “Mỗi hộ 1 vườn rau xanh và cây ăn quả”. Ngay khi mô hình được triển khai, 96 hộ hội viên phụ nữ tại làng Pông tham gia trồng 600 cây ăn quả. Chị em trong làng cũng trồng 100 m con đường hoa. Hội còn xây 2 ngôi nhà mẫu đảm bảo tiêu chí “5 không, 3 sạch” với nhà tiêu hợp vệ sinh để chị em trong làng làm theo.

Dễ dàng nhận thấy nhất là diện mạo của các ngôi làng NTM đổi khác rất nhiều so với trước. Đặc biệt, làng nào cũng có “con đường hoa”, “hàng rào xanh”. Bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh-chia sẻ: “Xác định việc thay đổi tư duy, nhận thức của chị em phụ nữ trong tập quán sinh hoạt, lao động là yếu tố quan trọng, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực triển khai sâu rộng các phong trào. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 82 mô hình "Mỗi hộ có 1 vườn rau xanh và cây ăn quả” với hơn 4.000 hộ tham gia; 174 km “con đường hoa”, 185 km “hàng rào xanh” do gần 1.700 hộ trồng. Qua tuyên truyền, vận động, hơn 500 hội viên phụ nữ đã xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh”.

Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh triển khai đã góp phần làm thay đổi nhận thức, tư duy của hội viên, thanh niên nông thôn về việc chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đỗ Duy Nam cho hay: “Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” là một trong những mô hình gắn liền với xây dựng làng NTM. Với tiêu chí không có thanh niên thất nghiệp, không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội; có đội nhóm thanh niên gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, có mô hình thanh niên phát triển kinh tế, Đoàn Thanh niên các cấp đã xây dựng được 65 mô hình hoạt động hiệu quả”.

Trong công cuộc xây dựng làng NTM, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cũng có nhiều nỗ lực tiếp sức. Ông Nguyễn Minh Trưởng-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-thông tin: “Trong rất nhiều hoạt động thì Hội chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, cung cấp hàng ngàn cây giống, con giống chất lượng, hướng dẫn cách cải tạo vườn tạp cho hơn 20 ngàn hội viên, nông dân; hỗ trợ hơn 10 ngàn cây giống, vận động hơn 5.000 ngày công và trên 6,7 tỷ đồng để phát triển, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả”.

Cùng “chung lưng, đấu cật” với địa phương, phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM” đã huy động hàng chục ngàn ngày công của các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tham gia giúp người dân các làng: Pông, Kinh Pêng, Hek, Trớ (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) di dời hàng trăm ngôi nhà về vị trí mới. Đại tá Phạm Mạnh Hùng-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh-cho biết: Không riêng gì huyện Phú Thiện, giai đoạn 2017-2020, 16 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh đã tham gia xây dựng NTM tại 35 xã, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn; tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng 16 làng NTM. “Chúng tôi phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể. Trong đó, chú trọng thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; đồng thời, tập trung xây dựng NTM ở một số địa phương theo chủ trương chung của tỉnh”.

Những đứa trẻ làng nông thôn mới Hreng (xã Hòa Phú, huyện Chư Pah) trong niềm vui đến lớp. Ảnh: Minh Nguyễn
Những đứa trẻ làng nông thôn mới Hreng (xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) trong niềm vui đến lớp (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn


Có thể thấy, việc lồng ghép các chương trình đầu tư để thực hiện Chỉ thị số 12 với các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã huy động được nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương và sức mạnh của Nhân dân trong chung sức, đồng lòng xây dựng NTM.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng NTM

Là người gắn bó với mảnh đất Gia Lai suốt từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến nay, ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy-vẫn luôn dõi theo từng bước phát triển của tỉnh qua các kênh thông tin đại chúng. Về Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ông cho rằng: “Những ngôi làng đồng bào dân tộc thiểu số trong kháng chiến đã chịu nhiều thiệt thòi, vất vả. Đời sống của bà con sau hòa bình dù đã đổi khác nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ thị xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một ý tưởng rất sáng tạo, mang tính đột phá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Chỉ thị đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc, quyết tâm làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống của người dân. Không chỉ tuyên truyền, vận động mà còn “cầm tay chỉ việc”, trao “cần câu" để người dân tự vươn lên bằng nội lực. Chỉ thị số 12 cũng là một điểm sáng của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tôi cho đó là điều rất đáng quý, đáng mừng”.

 

5 Qua hơn 3 năm thực hiện xây dựng làng nông thôn mới, người dân đã hiến 86.813 m2 đất ở để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, làng, đường giao thông nông thôn. Ảnh: Phương Linh
Qua hơn 3 năm thực hiện xây dựng làng NTM, người dân đã hiến 86.813 m2 đất ở để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, làng, đường giao thông nông thôn (ảnh chụp trước tháng4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn


Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên: Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phải tuyên truyền để người dân thấy mình là chủ thể trong thực hiện và thụ hưởng kết quả từ Chỉ thị số 12. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã phải vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, thường xuyên, liên tục; phải làm thực chất, xuất phát từ sự tự chủ động của người dân, của các thôn, làng; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong triển khai thực hiện, có phương án, cách làm phù hợp.

Ia Grai là huyện vùng biên triển khai rất hiệu quả Chỉ thị số 12 với 19 làng được công nhận là làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nhất tỉnh. Ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp tốt, đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn thì quan trọng nhất là phải phát huy được vai trò chủ thể của người dân, đề cao vai trò của hộ gia đình trong quá trình xây dựng làng NTM. Mọi người dân phải được tham gia, bàn bạc dân chủ, rộng rãi về các nội dung xây dựng NTM nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức triển khai thực hiện”.

Đúc kết từ thực tiễn, tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn đặc biệt nhấn mạnh: Thời gian tới, các địa phương tiếp tục triển khai xây dựng làng NTM, song tuyệt đối không được chạy theo thành tích và chấm dứt tình trạng nợ tiêu chí trong đánh giá, rà soát các tiêu chí làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Xây dựng làng NTM phải đi từ thực chất, phù hợp với điều kiện của từng thôn, làng.

Đồng tình với quan điểm trên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên chỉ rõ: Cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, đoàn thể phải tuyên truyền để người dân thấy mình là chủ thể trong thực hiện và thụ hưởng kết quả từ Chỉ thị số 12. Việc xây dựng làng NTM trong vùng dân tộc thiểu số phải gắn với triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và gắn với công cuộc xây dựng NTM nói chung. Phải quyết tâm thực hiện bằng được các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Vì vậy, thời gian tới, để việc triển khai Chỉ thị số 12 tiếp tục phát huy hiệu quả, các địa phương quan tâm đầu tư nguồn lực kinh phí tùy theo điều kiện của mình, lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn xây dựng cơ sở hạ tầng đối với việc mà dân không thể tự làm như quy hoạch, đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm; hướng dẫn để người dân thay đổi nhận thức trong tổ chức sản xuất, biết tiết kiệm, tích lũy trong gia đình, vận động đưa con em đến trường, khám-chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Quá trình thực hiện phải nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao dân trí.

Toàn tỉnh hiện có 996 làng dân tộc thiểu số. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 84 làng đã đạt chuẩn NTM. “Chúng ta có sự quyết tâm trong triển khai thực hiện. Các chương trình đang được lồng ghép trong quá trình xây dựng làng NTM. Đề án của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng đang được tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch. Đây là các cơ sở vững chắc để tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 12. Do đó, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, thường xuyên, liên tục; phải làm thực chất, xuất phát từ sự tự chủ động của người dân ở các thôn, làng; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong triển khai thực hiện, có phương pháp, cách làm phù hợp”-Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh.

 

MINH TRIỀU - PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.