Mong bình yên, bà Diệp Thảo nhường Đặng Lê Nguyên Vũ chia tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết, để chấm dứt nhanh các tranh chấp, bà đề nghị tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm gồm Trung Nguyên và G7.
Sáng 14/1, buổi hòa giải lần cuối giữa Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã diễn ra tại Tòa án nhân dân TP.HCM. Kết thúc buổi hòa giải, bà Thảo đề xuất phương án cuối cùng với hy vọng sớm chấm dứt mọi tranh chấp hiện nay.
Bà Thảo cho biết để chấm dứt nhanh các tranh chấp, bà Thảo đề nghị tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm gồm Trung Nguyên và G7. Quyền lựa chọn đầu tiên sẽ thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại.
 
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm gồm Trung Nguyên và G7.
Hơn nữa, sau khi đã chọn rồi, ông Vũ vẫn có thêm 1 tháng để suy nghĩ và thay đổi quyết định. Theo đó, bà Thảo sẽ tiếp tục tôn trọng và chấp nhận lựa chọn cuối cùng của ông Vũ.
Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực đối thoại đều khó khăn, bà Thảo khẳng định sẽ nhường chồng quyền lựa chọn đầu tiên và cũng để chồng đưa ra quyết định cuối cùng.
“Khi mọi nỗ lực đối thoại đều khó khăn, tôi sẽ nhường chồng quyền lựa chọn đầu tiên và cũng để chồng đưa ra quyết định cuối cùng. Anh Vũ chọn phương án nào cũng được, tôi sẽ là người nhận phần sau cùng, miễn sao mọi việc sớm bình yên”, bà Diệp Thảo chia sẻ trên Zing.
Cuộc chiến tranh chấp quyền điều hành Trung Nguyên của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ bắt đầu từ tháng 4/2015, khi ông Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên (TNG).
Sau gần 4 năm, với hàng loạt tố cáo, kiện tụng qua lại giữa hai bên, cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ. Trong đó, phía Trung Nguyên cáo buộc bà Thảo cướp, chiếm đoạt các con dấu... Còn bà Thảo lại tố 4 người điều hành TNG thao túng quyền lực, cướp nhà máy Trung Nguyên tại Bình Dương...
Liên quan đến cuộc chiến pháp lý giữa hai vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ – Lê Hoàng Diệp Thảo, ngày 12/11/2018, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm theo kháng cáo của bà Thảo. Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử đã tuyên bác kháng cáo, yêu cầu bà Thảo trả lại 12 con dấu cùng hơn 20 giấy phép cho Trung Nguyên.
Song song với cuộc chiến pháp lý giữa vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên, Tòa cũng giải quyết vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Sau nhiều lần hòa giải bất thành, đến ngày 30/1 tới đây, Tòa sẽ mở phiên xử sơ thẩm để giải quyết vụ án ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên.
Vì 4 người con của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều trên 7 tuổi nên có thể được Tòa xem xét xử lý theo nguyện vọng. Điều mà dư luận hết sức quan tâm là khối tài sản và thương hiệu Trung Nguyên, G7 sẽ được giải quyết như thế nào để hai thương hiệu này tiếp tục phát triển.
Hạnh Nguyên (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.