Món canh "giải nhiệt" ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tôi, những nhành hoa, chùm quả của bạt ngàn cây mọc hoang dại bên vạt rừng, gò bãi... là cả một miền cổ tích bất tận. Sinh ra ở một làng quê ven vùng đồi núi trập trùng, tuổi thơ tôi đi qua những cánh rừng, qua những gò bãi có màu tím hoa sim và thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật quyến rũ. Nhưng thật sự gắn bó sâu sắc, với cảm giác rõ mồn một lại là vị chua của tô canh lá giang “giải nhiệt” ngày hè!
Những ngày nắng gắt, lá giang được ưa chuộng hơn cả rau cải, rau muống. Vị chua của nó thanh dịu, ăn vào giải nhiệt, mát ruột, chống say nắng và còn giúp ngủ ngon. Hơn nữa, giữa trời nóng nực, ngồi lâu trong bếp là một cực hình, nấu canh lá giang là nhanh gọn nhất. Lặt lấy lá, bỏ cuống, rửa sạch, vò lá vừa đủ giập nhàu, đừng nát vụn quá. Nước sôi cho lá vào, nêm nếm gia vị xong là nhấc xuống ăn ngay.
Tôi còn nhớ mãi lời ba thường sai bảo trước khi nấu cơm: Đứa nào đi hái nắm lá giang nấu tô canh giải nhiệt! Ba bảo “đứa nào” nhưng tôi ngầm hiểu là mình. Bởi tôi hay lang thang tìm bắt tổ chim nên biết rõ chỗ nào có lùm giang, biết hái những lá nào cho ngon. Lá già ăn chát ngắt, non quá thì vị chua chưa tới, hơi nhạt. Cũng không nên tước các đọt non, vì như thế là đoạn thân cây sẽ bị dị tật ngay chỗ đó, không lớn được nữa hoặc dễ gãy! Vậy nên, tôi vẫn thường chọn những chiếc lá giang có màu xanh sẫm đồng đều, không sâu, chỉ nhìn qua là đã cảm nhận được vẻ tươi non, mát mắt. Còn nơi có lá giang thì lại rất gần: sợ nắng thì nhảy lò cò mấy bước đến bờ rào sau vườn, muốn có lá ngon thì chạy lên gò cách chừng một tiếng cu gù. Trên vùng đất cằn cỗi, vào mùa gió Nam, trong khi loài rau nào cũng đượm vẻ ủ ê, rũ rượi thì lá giang cứ tự nhiên mà mọc, mà lớn, không chê đất cằn, không cần chăm sóc vẫn tươi xanh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Lá giang không kén nguyên liệu đi kèm khi nấu: cá cơm, cá chuồn, cá lóc, cua kình đều ngon; thịt bò, thịt gà, thịt ếch, thịt chuột núi càng không chê vào đâu được! Thậm chí, thời cá thịt đắt đỏ, nhiều bà mẹ lén bắt cóc làm thịt nấu với lá giang, dụ sắp nhỏ là thịt gà để chúng ăn cho có chất, vẫn rất ngon. Đứa trẻ nào bụng ỏng rốn lồi ăn vào ít lâu sau bụng xẹp hẳn. Vị chua chân chất của lá giang còn dung hòa các thức tưởng như là khó nấu chung với nhau nhất: món dé bò! Món này chỉ những ngày giỗ chạp, tiệc tùng, cưới hỏi đặt trước mới có.
Hiếm loài rau hoang dại nào lại trở thành món ăn phổ biến của người dân quê như lá giang. Từ nồi canh “giải nhiệt” trưa hè, nhiều món ngon chế biến với lá giang ra đời, rồi trở thành đặc sản, như câu ca dao sau ca ngợi một trong những món ăn hấp dẫn đó: “Thịt chuột nấu chua lá giang/Chẳng thú gì bằng cái thú đồng quê”.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.