Mỗi năm, Việt Nam thải ra hơn 30 tỷ túi ni lông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại Việt Nam, mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có hơn 30 tỷ túi ni lông. Trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi ni lông/tháng; trong đó hơn 80% đều bị thải bỏ sau khi dùng 1 lần, số lượng được xử lý rất ít.

Túi ni lông đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Ảnh: TTO

Túi ni lông đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Ảnh: TTO

Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa và túi ni lông ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11-12% được xử lý, tái chế; số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Tại các đô thị, lượng túi ni lông được tiêu thụ khoảng 10,48-52,4 tấn/ngày; trong đó chỉ có khoảng 17% số túi được thường xuyên tái sử dụng.

Việt Nam xếp thứ 4/20 quốc gia có tổng lượng nhựa thải ra biển lớn nhất thế giới. Hiện nước ta đang tích cực xây dựng dự thảo ban đầu của Thỏa thuận có ràng buộc pháp lý đầu tiên về ô nhiễm nhựa. Đó là: giảm nhựa và xóa bỏ ô nhiễm nhựa vào năm 2040 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.