Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23-5, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã khai mạc chuyên đề “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới”.
 

Hiện vật được trưng bày tại triển lãm.
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm.

Sự kiện nhằm giới thiệu giá trị của di sản tư liệu tới đông đảo người dân thủ đô, du khách trong và ngoài nước.

Trưng bày giới thiệu nhiều hiện vật (gồm tài liệu, sách, ảnh, bản số hóa, dịch nghĩa), các mô hình tái hiện Mộc bản bằng bản gỗ khắc chữ Hán - Nôm ngược theo thể chân thư cùng ấn triển gia huy của dòng họ Nguyễn Huy có thời gian từ năm 1758 đến 1788. Trong đó, có các tập sách Nho gia đã được in dập và số hóa cùng một số mộc bản có giá trị quý hiếm khác.

Mộc bản trường học Phúc Giang hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị lâu năm, được khắc tinh xảo, chữ khắc đẹp, với nhiều dạng chữ như: lệ thư, thảo thư, giản tự, cổ tự… Mộc bản lưu giữ bút tích, ấn triện, gia huy và những dấu tích khẳng định bản quyền gắn với 5 danh nhân văn hóa: Nguyễn Huy Tựu (1690- 1750), Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Nguyễn Huy Cự (1717-1775), Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785) và Nguyễn Huy Tự (1743-1790).

Đây là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam, hiện đang được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy, huyện Can Lộc và Bảo tàng Hà Tĩnh. Với những giá trị đặc biệt ngày 19/5/2016, Mộc bản trường học Phúc Giang đã được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Trang sách

Ông Nguyễn Trí Sơn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Mục đích của chúng tôi hôm nay đem Mộc bản này ra Hà Nội là để quảng bá cho người dân thủ đô và đông đảo du khách biết về một trường làng xa kinh thành Thăng Long như thế lại có một di sản tư liệu đang tồn tại đến ngày hôm  nay.

Để bảo tồn và phát huy di sản này, hiện nay chúng tôi cũng đang nhờ các chuyên gia của Viện nghiên cứu Hán Nôm và những người tâm huyết của dòng họ thì họ đến đọc dịch và phân loại, sau đó chúng tôi in dập thành tư liệu. Thực ra tư liệu này mới làm được ở góc độ số hóa, in dập thế còn để tìm hiểu hết về tư liệu phải có quá trình lâu dài, thứ nhất là đọc, dịch, in ấn xuất bản để làm sao phổ biến rộng rãi được.

Trưng bày chuyên đề “Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới” diễn ra từ ngày 23 đến 30-5 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.