Mít non gởi xuống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nắng mai rọi vào một góc quán, Lân kéo chiếc ghế, không phải tránh nắng mà xịch ra phía nắng, khiến mọi người cười ồ lên. - Cậu này làm cái gì cũng ngược người ta mới chịu.

Lân cười cầu hòa.

- Nắng mai tốt mà, với lại, em ngồi một xíu rồi đi ngay, sáng nay có chuyện không ngồi lâu với cả nhà được.

Minh họa: VĂN TIN

Minh họa: VĂN TIN

Thật khéo ăn khéo nói, “cả nhà” đây là một nhóm ở cùng một đoạn đường ngắn của khu dân cư mới này, thường cùng nhau ngồi cà phê đầu xóm, ngay trước nhà Ba Hiên, mỗi sáng cuối tuần. Đoạn đường này, nhà lâu đời nhất cũng chỉ hơn mười năm, có nhà cũng vừa mới xây xong như nhà vợ chồng Vĩnh.

Lân tuy còn trẻ, vợ chồng đi làm ở công ty suốt ngày chỉ có ở nhà vào ban đêm và những ngày cuối tuần, lại là dân mới của xóm nhưng chẳng hiểu từ lúc nào bà con gọi đùa nhau là “Lân trưởng xóm”. Đến hôm nay thì không đùa nữa rồi, Lân là trưởng xóm của họ, mà cũng xứng đáng thôi.

Nhớ những ngày đầu khi khu dân cư mới thành lập, dân các nơi đến, chủ yếu những gia đình trẻ, họ sống rời rạc, đèn nhà ai nấy sáng, từ ngày vợ chồng Lân xuất hiện cuộc sống nơi đây bắt đầu thay đổi.

Ngay cái tết đầu tiên cậu ta đi vòng quanh xóm thăm hỏi mọi nhà. Chuyện đầu năm chúc tết nhau đã thành truyền thống của làng của xóm, chẳng có chi lạ, nhưng với mọi người ở đây thì khác, hình như họ cũng muốn vậy nhưng ngại ngùng.

Tết năm sau cậu ta “xử” xóm chung tiền treo đèn kết hoa làm lung linh một đoạn đường dài, rồi còn chung nếp chung củi nấu bánh chưng bánh tét nữa. Khu dân cư ấm dần lên sáng dần lên tình làng nghĩa xóm. Chuyện ngồi cà phê cuối tuần cũng do cậu ta nghĩ ra.

- Lâu nay không thấy bác Mậu xuống thăm vợ chồng Ba Hiên.

Nghe anh Lân nhắc đến bác Mậu, chị Tính cười thật tươi.

- Lại nhớ mít non của bác Mậu rồi.

Vĩnh chưa gặp bác Mậu lần nào, chỉ nghe mọi người nhắc đến khi ngồi chung thế này, nên tò mò lắm.

- Anh chị kể chuyện bác Mậu nghe đi, nhà em chưa được ăn mít non của bác!

Bác Mậu là cha của Ba Hiên, sống ở quê với vợ chồng con trai trưởng, một huyện vùng trung du cũng chỉ cách nơi này chừng mấy chục cây số. Mỗi năm đôi lần xuống thăm vợ chồng Ba Hiên ở lại đôi ba ngày, thế mà ai cũng nhớ đến ông.

Mỗi lần từ quê xuống ông mang quà quê tặng quanh xóm, chủ yếu là mít non. Ông bày nhà này cách luộc mít non rồi xắt nhỏ trộn với tôm thịt, xúc bánh tráng nướng khi ăn. Ông bày nhà kia kho mít non với cá chuồn...

Thực ra là dân quê Quảng mình cả nên ăn mít non như thế nào ai cũng biết, nhưng tính ông chu đáo thế. Giúp đỡ quan tâm mọi người, lạc quan yêu đời, gần như là tính cách của ông, một người lính từng đối diện với cái chết, với bao khó khăn gian khổ.

Bác Mậu trước đây là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Tây Nam. Trong một trận chiến truy quét địch, khi vượt sông đơn vị của ông bị pháo địch chống trả dữ dội, tổn thất không hề nhỏ, người chết nhiều lắm.

Ông bị mảnh pháo ghim vào người máu ra lai láng, nằm gục ngay bên mép sông. Một đồng đội nhào đến, chưa kịp kéo ông lên đã bị đạn từ bên kia sông bắn sang, đổ gục xuống, trong cơn đau mơ hồ ông nhận ra người định cứu ông là Nhơn, một người bạn còn rất trẻ, thương quý ông như anh em ruột thịt.

Pháo không biết từ hướng nào chụp xuống đơn vị khi chuẩn bị sang sông, mỗi lúc một nhiều. Nhơn cố lết người đến bên ông rồi ôm choàng lên người ông. Không phải họ ôm nhau chờ chết, rõ ràng Nhơn quyết định sẵn sàng nhận thêm mảnh pháo thay cho ông. Máu, nước mắt của ông hòa vào nước sông mặn chát. Ồng cố mở to mắt nhìn nhưng chỉ là một màu đen bất tận.

Nghe Lân kể ai cũng quên hẳn mình đang ngồi trong quán cà phê, trước mắt họ hình ảnh bác Mậu, của các chiến sĩ đang kiên cường trước hiểm nguy khiến họ đăm chiêu.

- Sao anh Lân biết chuyện về bác Mậu nhiều thế?

Không nghe Vĩnh hỏi, Lân tiếp tục câu chuyện.

Quân chi viện đến kịp thời, họ chuyển người chết người bị thương về tuyến sau, cứu chữa. Nghe nói đơn vị ông sau đó cũng đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng cái giá phải trả thì rất đắt. Ông may mắn còn sống, do thương tật quá nặng, ông được xuất ngũ, từ đó bặt tin đồng đội, nhưng hình ảnh của Nhơn, của đồng đội hôm ấy cứ đau đáu trong ông cho đến một ngày...

- Có phải ông Nhơn vẫn còn sống và họ đã gặp lại nhau?

Lân yên lặng nhìn qua nhà Ba Hiên, khiến mọi người sốt ruột.

- Kể tiếp đi chứ!

Là đồng đội sống chết cùng ông một thời, ngày đó ông biết quê của bạn, sao chừ ông mới nghĩ ra là vào đó sẽ tìm ra manh mối. Thực ra ông đã nghĩ đến chuyện này từ lâu rồi, nhưng sức khỏe khiến ông chùng bước.

Những vết thương trong mình cứ hành hạ ông mỗi khi trái gió trở trời. Khi đỡ đỡ một chút muốn đi vì công ăn việc làm không đứa con nào giúp ông được. Ông sống trong đau đáu nỗi niềm, trong chập chờn ký ức.

Đúng là khi nghe tin ông Nhơn vẫn còn sống ông đã cùng người con trai lớn đi vào, đi khắp các tỉnh Tây Nguyên để tìm manh mối. Nếu đồng đội còn sống thì vui vẻ hạnh phúc biết mấy, nếu không may đã hy sinh thì thắp cho bạn nén hương cũng thỏa lòng...

Một ngày cuối xuân đầu hè, ông đã gặp được ông Nhơn, còn sống không vợ không con, nhưng tâm thần bấn loạn, chẳng nhớ mình là ai, làm sao mà nhớ đến ông kia chứ! Thật đau xót, dù sao ông cũng hạnh phúc hơn bạn rất nhiều, ông quyết định san sẻ nửa tiền phụ cấp của mình dành cho bạn.

Do đường xa, lội suối băng rừng, vết thương ngày nào tái phát, lại thương cảm hoàn cảnh của bạn ông đổ bệnh, ngày càng nặng, tưởng không qua khỏi.

- Tội quá! Rồi thứ thần dược nào, vị thần tiên nào cứu được ông? Bất ngờ, tình cờ, một buổi chiều, nhà ông có khách, ba người cùng đơn vị chiến đấu ngày trước đến thăm, có ý rủ ông cùng tham gia nhóm “đi tìm mộ đồng đội”. Như một thần dược, ông khỏe lại nhanh chóng, và chỉ sau đó vài tháng cùng nhóm bạn đi vào chiến trường xưa, tìm mộ đồng đội.

Anh Lâu thở ra như trút được nỗi lo, ai nấy cũng nghe nhẹ cả người. - Sao cậu Lân biết nhiều thế?

Một lần nữa ai đó đã hỏi, Lân từ tốn trả lời.

- Năm ngoái tình cờ đọc báo, biết được bác Mậu là cựu chiến binh sản xuất giỏi, bác được tuyên dương là “vua vườn đồi”, “vua cây ăn trái”. Từ đó em tìm hiểu về bác nên mới rõ chuyện.

- Mấy cái danh hiệu nghe lạ hỉ?

- Bác hướng dẫn bà con trồng cây phủ xanh đồi trọc, lại hướng dẫn bà con trồng cây ăn trái tạo thu nhập ổn định, nên được các nhà báo gọi là “vua” đó mà!

Từ ngoài cửa, Bảy Sang bước vào quán, chưa kịp ngồi đã oang oang cái miệng.

- Mấy ngày ni, Ba Hiên đi đâu, nhà đóng cửa miết.

Anh Lâu nổi nóng.

- Sao chừ mới nói, nhà sát vách mà không biết là sao, anh có còn là hàng xóm láng giềng không?

Chị Tính, đang khuấy ly cà phê bỗng dừng lại nhìn mọi người.

- Xóm mình tệ thật, cậu Lân trưởng xóm biết tin tức gì của Ba Hiên không?

Lân ngước nhìn qua nhà Ba Hiên rồi thở dài trước khi trả lời mọi người.

- Dạ, thưa các anh chị, tuần qua em nhiều việc quá nên không biết thông tin gì, gọi điện thì Ba Hiên không nghe máy, em đoán chắc Ba Hiên về quê, có thể bác Mậu đau ốm gì đó... em định...

Lân ngần ngừ một chút rồi tiếp.

- Em định... sáng nay lên thăm nhà bác Mậu...

Anh Lâu lại nổi nóng:

- Sao chừ cậu mới nói, mọi người phải góp cái gì mang lên thăm bác chứ, mít non gởi xuống chẳng lẽ cá chuồn không gởi lên.

Nói xong anh Lâu mở ví lấy tiền dúi vào tay Lân.

- Nhờ cậu mua quà cho bác.

Mọi người hưởng ứng, Lân lấy giấy ghi tên từng người... nét mặt hân hoan.

- Thôi, cậu uống lẹ lên rồi đi kẻo muộn.

Một chiếc taxi dừng lại trước nhà Ba Hiên, ai cũng nhìn ra, tò mò, chờ đợi. Bước xuống xe là bác Mậu, sau mấy giây sửng sốt ngạc nhiên, niềm vui òa vỡ, mọi người chạy ra chào đón.

- Ui! Là bác sao? Bọn cháu định lên thăm bác đây!

Bác cười to, vui vẻ pha chút ngạc nhiên.

- Thăm tui sao? Tui phân công thằng Ba Hiên đi công tác nên phải xuống coi ngó nhà cửa cho nó đây. Lẽ ra không bận trồng mấy sào keo thì đã xuống đây từ hôm bữa rồi.

Vĩnh trố mắt nhìn bác Mậu.

- Bác phân công Ba Hiên đi công tác sao?

- Cháu Vĩnh mới về xóm mình phải không? Đùa vui thôi, tui sai thằng Ba Hiên ra Quảng Trị lên nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường Chín, thắp hương cho mấy bác của nó, mấy năm trước tôi đi, chừ để nó đi...

Vĩnh có vẻ cảm động khi nghe nhắc đến mình, đúng là ông ấy quan tâm đến mọi người nhiều lắm.

- Sao không di dời về quê cho tiện hương khói hả bác?

Ai đó, hình như anh Lâu vừa hỏi.

- Có mộ đâu mà di dời, chỉ biết các anh tôi hy sinh ở chiến trường ngoài ấy, đi thắp hương tiện thể xem có tin tức gì mới không.

Tài xế mở cốp xe lôi ra mấy bao to, có vẻ nặng lắm, rồi giải thích. - Ông già chở mít non xuống cho hàng xóm đó!

Mọi người nhìn nhau, vậy là cá chuồn chưa gởi lên mà mít non đã lại gởi xuống nữa rồi...

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".