Mênh mang hồ Ia Băng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là dấu tích điển hình của miệng núi lửa đã tắt, hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa) không được biết đến nhiều như “người anh em” được sinh ra bởi hiện tượng kỳ thú của tự nhiên như Biển Hồ, núi Chư Đăng Ya hay đỉnh Hàm Rồng. Nhưng có lẽ chính vì vậy mà hồ nước tự nhiên này vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy, thơ mộng giữa thung lũng xanh.

Đang lạc lối giữa những vườn cà phê nối tiếp nhau như không có điểm dừng, chúng tôi “chạm” phải màu xám bạc của mặt nước “lọt” giữa không gian tươi xanh của thông và cây cối trù mật xung quanh. Hồ Ia Băng hiện diện giữa thung lũng với tất cả sự bình thản và vẻ đẹp mơ mộng dù là trong một ngày thiếu nắng. Cứ theo ánh sáng bạc ấy, chúng tôi tới sát mặt hồ lúc nào không hay. Người đàn ông Jrai tên Bơi có nước da rám nắng nói rằng anh có miếng ruộng sát hồ nước, tiện thể xin UBND xã cho “thầu” lại chỗ này để vừa trồng lúa, vừa phục vụ khách. Có lẽ anh đã tạo ra chỗ dừng chân mơ mộng này bằng chính tư chất nghệ sĩ sẵn có từ trong máu.

 

Lọt giữa thung lũng và ít người biết tới, hồ Ia Băng vẫn nguyên vẻ đẹp thơ mộng, tự nhiên. Ảnh: M.C
Lọt giữa thung lũng và ít người biết tới, hồ Ia Băng vẫn nguyên vẻ đẹp thơ mộng, tự nhiên. Ảnh: M.C

Để ra được những chiếc chòi sát mép hồ, dập dềnh trên mặt nước, bạn phải đi qua cây cầu dài được dựng lên bởi những chiếc cọc lót ván. Ngồi trong chòi, nhìn ra mênh mang sóng nước chỉ thấy một màu xám bạc. Nhưng trải rộng sang bờ bên kia, thung lũng như được dựng lên để mặt nước có nơi dừng lại, tạo thành điểm giao thoa như một đường cắt. Lặng yên ngắm trời rộng sông dài, nghe nước vỗ ì oạp dưới chân, hít thật sâu hơi nước mát lạnh, lắng nghe lũ ve kêu ran từ phía những rặng thông xanh... để thấy thời gian như dừng lại ở chính nơi này, chỉ để dành riêng cho mình.  

Các nhà khoa học nhiều năm trước đã thăm dò lòng hồ và phát hiện nơi đây chứa trữ lượng than bùn khổng lồ. Có lẽ vì vậy, xung quanh hồ nước, cây cối xanh tươi, trù mật. Những vườn cà phê nối dài xuống sát thung lũng để những ruộng lúa nước nối tiếp màu xanh ra đến tận mặt hồ. Giữa trưa, những người nông dân ở các làng Jrai sống quanh hồ vẫn hăng say làm việc trên đồng ruộng. Loài bướm với một màu vàng chanh đặc trưng bay rợp thung lũng, đậu thành từng đàn vài trăm con trên mặt những ruộng lúa vừa gặt. Tất cả tạo nên bức tranh lao động mang đầy chất thơ nơi thung lũng Ia Băng. Ông Rơ Châm Sit, một người dân ở làng O Ngó nói rằng, hàng trăm năm nay, những người Jrai vùng này luôn sống dựa vào lòng hồ: từ nguồn nước tưới tiêu, từ những mảnh ruộng màu mỡ trong lòng thung lũng làm ra những hạt gạo dẻo thơm, thêm nghề bắt cá dưới hồ để cải thiện bữa ăn hàng ngày. “Người dân các làng xem hồ nước như tài sản chung, phải bảo vệ, gìn giữ”-ông nói.

Để đến hồ Ia Băng sẽ có hai con đường, hoặc bạn đi từ trung tâm hành chính huyện Đak Đoa, hoặc xuất phát từ TP. Pleiku theo hướng Hàm Rồng, chỉ mất 30 phút xe máy. Dù đi theo cung đường nào, hành trình tới hồ nước cũng chứa nhiều thú vị. Đi qua những con đường làng thơm hoa cà phê cuối mùa và rực rỡ sắc hoa mùa hạ, bạn sẽ thấy một cuộc sống chứa đầy chất thơ của người bản địa đằng sau những nhọc nhằn thường thấy. Thêm một điều thú vị cho khách phương xa khi tới Gia Lai mùa tháng tư về, đó là cảm nhận trọn vẹn khoảnh khắc giao mùa rõ rệt của cao nguyên.

Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.