Mất 600 triệu đồng vì 'mở thẻ' hẹn hò online 'Tình 1 đêm'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Telegram tiếp tục xuất hiện “Dịch vụ hẹn hò online”. Tuy nhiên, để được “hẹn hò”, người tham gia phải thực hiện nhiều yêu cầu do các đối tượng tạo ra để được làm thành viên dịch vụ hẹn hò online qua ứng dụng Telegram.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Telegram tiếp tục xuất hiện “Dịch vụ hẹn hò online”. Tuy nhiên, để được “hẹn hò”, người tham gia phải thực hiện nhiều yêu cầu do các đối tượng tạo ra để được làm thành viên dịch vụ hẹn hò online qua ứng dụng Telegram.

Tháng 6/2023, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội nhận được đơn trình báo của anh T (SN 1973) về việc bị lừa đảo hơn 600 triệu đồng. Theo đơn trình báo, anh T được mời tham gia nhóm “Tình 1 đêm”. Sau khi cung cấp khu vực sinh sống, anh T được đối tượng gửi danh sách các “em”, bảng giá của Câu lạc bộ và yêu cầu mở Thẻ hẹn hò để “em” đến phục vụ. Sau khi đăng ký tài khoản xong, anh T được yêu cầu xác thực để hoàn thành nhiệm vụ, nhận “hoa hồng” bằng cách truy cập vào đường link và nộp tiền theo hướng dẫn của hệ thống.

Hình ảnh trang hẹn hò.

Hình ảnh trang hẹn hò.

Anh T lựa chọn gói dịch vụ, nộp tiền, thực hiện các nhiệm vụ và nhận “hoa hồng” thành công. Hệ thống tiếp tục “dẫn dắt” anh thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo để nhận “hoa hồng”. Khi thực hiện nhiệm vụ và nạp số tiền lớn vào hệ thống thì hệ thống thông báo “sai dữ liệu, tài khoản bị khóa”, thành viên phải nộp thêm tiền để phục hồi dữ liệu, mở khóa tài khoản. Nếu nộp thêm tiền thì mới được cấp thẻ thành viên hẹn hò. Tuy nhiên, sau khi chuyển thêm tiền, các đối tượng vẫn thông báo lỗi và đưa ra nhiều lý do để dụ người tham gia nộp tiền thêm nhiều lần với giá trị ngày càng cao để chiếm đoạt. Chỉ trong vòng 2 ngày, anh T đã chuyển hơn 600 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác và tuyên truyền với người thân, bạn bè về thủ đoạn của loại tội phạm này. Khi gặp các trường hợp như trên, người dân phải báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.