Mạo danh lực lượng Quản lý Thị trường Gia Lai, Kon Tum lừa đảo kiểm tra, đòi tiền bồi dưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kon Tum xuất hiện đối tượng tự xưng là công chức của lực lượng Quản lý Thị trường (QLTT) gọi điện đến các cơ sở kinh doanh thông báo sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu muốn được giúp đỡ, các cơ sở này chuyển tiền bồi dưỡng qua tài sản do các đối tượng cung cấp.

Theo trang thông tin điện tử Bộ Công thương, Cục QLTT tỉnh Gia Lai liên tiếp nhận được thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc có đối tượng tên là Phạm Trung Kiên số điện thoại 0962.247672 tự xưng là công chức của lực lượng QLTT Gia Lai gọi điện thoại thông báo sẽ đến kiểm tra cơ sở kinh doanh, với thủ đoạn đề nghị các cơ sở chuẩn bị tiền để nộp phạt vi phạm hành chính hoặc nếu các cơ sở kinh doanh chuyển tiền thông qua số tài khoản ngân hàng (4347.888888) thì sẽ được đoàn kiểm tra xem xét không tiến hành kiểm tra.

Tương tự, theo báo Công an TP. Hồ Chí Minh, Cục QLTT phát hiện có người tự xưng Phạm Trung Kiên và Nguyễn Tiến Hiển, là công chức QLTT. Hai người này gọi điện đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thông báo sẽ kiểm tra. Nếu các cơ sở kinh doanh muốn giúp đỡ, thì chuyển tiền bồi dưỡng thông qua tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp.

Anh N.V.T (chủ một cơ sở kinh doanh ở huyện Đak Tô, tỉnh Kon Tum) cho biết, vào ngày 5-5, anh nhận được một cuộc điện thoại của một người xưng tên Hiển, làm việc ở QLTT tỉnh Kon Tum, thông báo cơ sở của mình sắp bị kiểm tra. Đối tượng yêu cầu anh T chuyển tiền vào tài khoản đã được cung cấp, sẽ được bỏ qua kiểm tra. Thấy nghi ngờ nên anh T đã gọi điện cho Cục QLTT tỉnh Kon Tum xác minh. Ngoài ra, các đối tượng đã gọi cho hơn 10 hộ kinh doanh khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm lừa đảo.

Trước tình trạng trên, lực lượng QLTT của 2 tỉnh khẳng định: Đơn vị không thông báo việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh bằng điện thoại và không triển khai việc đề nghị các cơ sở chuẩn bị tiền nộp phạt khi chưa tiến hành quy trình kiểm tra và xử lý vi phạm của lực lượng QLTT theo quy định của pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng mạo danh lực lượng QLTT nhằm mục đích lừa đảo, trục lợi cá nhân, tạo nên dư luận xấu, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng QLTT.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Pháp lệnh QLTT, Cục QLTT sẽ gửi kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi kiểm tra. Đồng thời niêm yết công khai kế hoạch tại trụ sở cơ quan. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định về hoạt động công vụ của lực lượng QLTT.

Các đơn vị cũng khuyến cáo, nếu phát hiện các cá nhân mạo danh, giả danh công chức QLTT để thông báo kiểm tra và đòi tiền bồi dưỡng, đề nghị các cá nhân, tổ chức kịp thời phản ánh ngay qua đường dây nóng Cục QLTT địa phương hoặc báo cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.