Mảnh đất 20 năm dang dở,lộ cứ điểm mới của tỷ phú số 1 VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng ồ ạt dồn tiền sang lĩnh vực công nghệ theo đúng như chiến lược và theo hướng nhà lãnh đạo số 1 trong một thế giới xoay vần theo hướng công nghệ mang tới động lực phát triển lớn, startup công nghệ có thể trở thành đế chế tỷ USD trong một thời gian ngắn. 
Không chỉ còn là những hình ảnh rò rỉ trên các mạng xã hội, hình ảnh những chiếc điện thoại thông minh Vsmart của Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức lộ diện trên các trang bán hàng của nhà phân phối và bán lẻ hàng đầu Việt Nam như Thế Giới Di Động, Viên Thông A, FPT…
Trên trang web của nhà bán lẻ điện thoại lớn nhất Việt Nam Thế Giới Di Động, đã xuất hiện 4 dòng smartphone do Vsmart sản xuất, bao gồm Vsmart Active 1+, Vsmart Active 1, Vsmart Joy 1+ và Vsmart Joy 1.
 Một số mẫu Vsmart.
Một số mẫu Vsmart.
Sau điện thoại di động thông minh, Vsmart của Tập đoàn Vingroup cũng sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh khác có tính năng đại diện cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là kết nối vạn vật (IoT) như: SmartHome, SmartTV…
Trong tháng 11/2018, Vingroup cũng đã hoàn tất thương vụ thâu tóm và nắm quyền kiểm soát chuỗi gần hai trăm cửa hàng Viễn Thông A để cùng với hệ thống VinPro đang có sẵn sẽ củng cố đang kể vị thế của Vingroup trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại, điện máy.
Các sản phẩm điện thoại thông minh Vsmart đầu tiên được sản xuất tại nhà máy thuộc tổ hợp VinFast ở Cát Hải, Hải Phòng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, điện thoại thông minh Vsmart sẽ được sản xuất ở các nhà máy khác trong đó có Vsmart tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Dường như sau BĐS ở đô thị Hà Nội và Sài Gòn, ô tô ở Hải Phòng thì thiết bị thông minh ở Hòa Lạc là cứ điểm tập trung lớn tiếp theo của ông Vượng.
Tập đoàn Vingroup đầu tư 1.200 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao tại Khu CNC Hòa Lạc. Hàng trăm tấn thiết bị đã được chuyển tới công trường và đang xây dựng phần móng. Nhiều khả năng, nhà máy sẽ được xây dựng xong trong vòng 3 tháng và theo dự kiến sẽ hoạt động từ quý 2/2019 với công suất mỗi năm sản xuất từ 3 - 4 triệu sản phẩm.
Vingroup cũng đã thống nhất chủ trương với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc trong giai đoạn 2018 - 2020 tầm nhìn đến 2025, với chủ trương chung của Tập đoàn là đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp. Và nếu mọi việc đúng kế hoạch, mảnh đất KCNC Hòa Lạc sau gần 20 năm dang dở sẽ chuyển mình mạnh mẽ.
Việc đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng là chủ trương của Chính phủ. Hồi tháng 2/2108, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và làm việc tại Khu CNC này lần thứ 3. 
Vsmart tại Hòa Lạc.
Vsmart tại Hòa Lạc.
Theo dự kiến, tới hết 2018, Khu CNC Hòa Lạc sẽ hoàn thiện hạ tầng sau cả chục năm chậm trễ.
Hồi tháng 8, đại diện Vingroup cho biết, Vingroup sẽ chuyển đổi và trở thành tập đoàn công nghệ trong vòng 10 năm tới, và mảng kinh doanh dịch vụ không còn là phần quan trọng nhất như hiện nay.

Gần đây, Vingroup huy động rất nhiều vốn và đang căng mình đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực, từ hàng tỷ USD vào sản xuất ô tô, hàng loạt các dự án bất động sản mới, mở rộng mạng lưới bán lẻ, sản xuất điện thoại, cho đến đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. 

 Ông Phạm Nhật Vượng.
Ông Phạm Nhật Vượng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản vẫn khá thấp. Thị trường biến động khá mạnh nhưng vẫn đang giữ được mốc tâm lý 960 điểm. Một số cổ phiếu trụ cột vẫn đang giúp thị trường đứng vững gồm: Vingroup, Vinamilk, Hòa Phát…
Nhiều nhóm cổ phiếu khác chịu áp lực chốt lồi.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt cho rằng, chỉ số có thể tiếp tục điều chỉnh trong nửa đầu phiên hôm nay. Đường giá có thể lùi về vùng hỗ trợ 954-958 điểm. Tại vùng hỗ trợ này, thị trường có thể sớm cho tín hiệu hồi phục trở lại.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12, VN-Index giảm 1,03 điểm xuống 960,25 điểm; HNX-Index giảm 0,37 điểm xuống 107,3 điểm. Upcom-Index tăng 0,28 điểm lên 53,87 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,4 ngàn tỷ đồng.
V. Hà (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.