Mái nhà chung làm ấm lòng những mảnh đời lạc lõng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong tại xã Drây Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak, cuối cùng cũng tìm được mái nhà chung tại tại Khoa điều trị Phong Êa Na… Họ - những mảnh đời lạc lõng, quê quán tứ xứ nhưng nương tựa với nhau bằng tình yêu thương, niềm lạc quan trong cuộc sống.

Yêu nhau tuổi 80

Năm cũ lặng lẽ đi qua, nhường chỗ cho năm mới với nhiều điều đặc biệt trong công việc của cô điều dưỡng H’Rít tại Khoa điều trị Phong Ea Na. H’Rít năm nay tầm 30 tuổi, người nhỏ nhắn, nước da bánh mật, với khuôn mặt sáng bằng nụ cười trong trẻo luôn nở trên môi. Từ hôm nay cô H'Rít sẽ làm việc chăm sóc những bệnh nhân của cô trong khoa phòng còn thơm mùi vôi vữa.

 

Một bữa cơm của bệnh nhân phong tại Khoa điều trị Phong Ea Na.
Một bữa cơm của bệnh nhân phong tại Khoa điều trị Phong Ea Na.

Ngày chúng tôi đến khoa điều trị, H’Rít hồ hởi giới thiệu tại khoa vừa được một số nhà hảo tâm đầu tư xây thêm khu phục hồi chức năng, nhà cấp thuốc mới tinh. H’Rít kể, trước công việc của cô và nhiều điều dưỡng phải chăm sóc, băng bó vết lở loét, theo dõi sức khỏe và giúp bệnh nhân hòa nhập cuộc sống khó khăn nhiều. Nay cơ sở được đầu tư thiết bị hiện đại nên công việc của cô cùng y bác sĩ nơi đây bớt vất vả.

Hiện khoa điều trị Phong Ea Na đang tiến hành điều trị và chăm sóc cho 70 người đã mất sức lao động do di chứng bệnh phong để lại. Trong số này, nhiều người ở lại nội trú với lý do tuổi già hoặc bị gia đình ruồng bỏ, dân làng xa lánh… “Những trường hợp bệnh nhân sống nội trú được sinh sống trong nhà sàn trong khuôn viên khoa nhằm giúp bệnh nhân bớt tủi thân và có cảm giác ấm cúng như được sống ở nhà” – H’Rít kể.

Dừng chân tại ngôi nhà sàn nhỏ nhắn của đôi vợ chồng ông bà Y’Son, chúng tôi mới hay, cách đây khoảng 4 năm, chủ nhân ngôi nhà được các y bác sĩ và các xơ đến từ Tu viện Nữ Vương Hòa Bình (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức lễ cưới ở tuổi xế chiều. Đó là một buổi sáng đẹp trời khi mọi người tề tựu về chung vui. Những con người chân tay không còn lành lặn, thương tích, đi xe lăn nhưng đều diện bộ trang phục đẹp đẽ nhất. Người góp bánh kẹo, bó hoa để lễ cưới được diễn ra ấm cúng.

Giờ này ngẫm lại, ông Y’Son bảo cuộc sống sau cưới của ông bà nhiều năm luôn đầm ấm, đói rét có nhau. “Thương yêu nhau nhiều lắm nhưng cũng có lúc bà thương quá hóa "ghen" khi thấy tôi thân mật trò chuyện với người khác?! Nhìn bà khóc, tôi phải cố đến bên dỗ dành mãi” – ông Y’Son hóm hỉnh kể chuyện.

Thời điểm khách có mặt, sức khỏe ông Y’Son suy giảm nhiều. Năm nay ông trên 80 tuổi, tay chân băng bó do bệnh phong tái phát còn rướm máu đỏ. Cầm nắm thức ăn khó nhọc nên bà Y”Son luôn là người chăm từng muỗng cơm, bưng bát nước cho chồng. Bữa cơm khó nhọc, vương vãi khắp sàn bởi những cơn đau tái phát nhưng bà Y’Son (75 tuổi) nhẫn nại thay băng, động viên chồng ăn trọn bát cơm, uống hết ly sữa.

Bản thân bà Y’Son, sau nhiều năm mắc bệnh phong nên cơ thể èo ọt, mù một mắt. Bà cho biết, bà vốn là người địa phương, hơn 20 năm trước khi phát hiện mắc bệnh phong thì bản thân bà bị người xung quanh xa lánh. Tưởng rằng sẽ khép lại cuộc đời đau khổ trong khoa điều trị bệnh cho đến một ngày bà gặp chồng - ông Y’Son.

“Chúng tôi đến với nhau là nhờ các y bác sĩ, các người tốt tại khoa. Được cưới nhau, chúng tôi yêu thương, chia sẻ và động viên cùng vượt qua nỗi đau của thể xác, vươn lên sống tốt trong những ngày cuối đời” - bà Y’Son tâm sự.

Hạnh phúc ngày cuối năm

Tại khoa phục hồi chức năng, chúng tôi gặp bà Văn Thị Bốn (65 tuổi, buôn Tuôr A, xã Drây Sáp) với đôi chân một bên cụt phải băng kín, chân còn lại mất toàn bộ ngón nên đi lại khó khăn. Bước chập chững, tay chống gậy nhưng bà Bốn vui vẻ mở chiếc tủ cá nhân nhỏ trên đầu giường. Bà mang số bánh kẹo được các nhà hảo tâm phân phát từ lâu để chia các mọi người cùng phòng nhân dịp năm mới sắp đến.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Bốn tâm sự, đời bà thiếu may mắn khi nhiều năm trước phát hiện bản thân bị bệnh. Ngày vết thương trên người bà Bốn gây lở loét, tanh tao, người dân xung quanh xa lánh khiến bà sống cô độc. Thế rồi bà tìm đến điều trị tại khoa điều trị phong Ea Na và cảm nhận được sự yêu thương, tôn trọng của các bác sĩ, người bệnh cùng điều trị nơi đây.

“Những bệnh nhân như chúng tôi sống tại khoa điều trị bệnh phong xem nhau như người nhà. Người khá giả chia sẻ vật chất với khó khăn; ai bệnh nhẹ giúp đỡ người tàn tật…” - bà Bốn chia sẻ niềm vui trong cuộc sống.

Cách khoa điều trị bệnh phong không xa là một nhà trẻ từ thiện - nơi chăm sóc con em người bệnh phong trên địa bàn, do các nữ tu tại tu viện Nữ vương Hòa Bình (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak) xây lên. Dịp cuối năm nhà trẻ trở nên rộn rã, náo nhiệt hơn thường lệ. Ngày khách đến, nhiều trẻ em đang hí hoáy cờ đỏ, băng rôn trang hoàng rực rỡ trên các bức tường, khuôn viên chờ đón năm mới sắp đến.

Một người phụ nữ nhỏ nhắn, trong trang phục áo nhà dòng đang thu gọn các thứ áo quần, quà sách được nhiều người tốt trao tặng. Tôi chỉ biết mọi người gọi bà là xơ Tâm vì bà “chỉ muốn làm công việc từ thiện, không muốn nhiều người biết đến”.

Xơ Tâm sinh sống tại xã Dray Sáp để điều trị người bệnh phong và chăm sóc con em họ đã hơn 10 năm nay. Qua quá trình chăm sóc người bệnh, bà nhận thấy những đứa trẻ con em người phong thường ít được chăm sóc hoặc thiếu thốn tình thương cha mẹ.

“Người bệnh phong chịu thiệt thòi thì con cái của họ lại càng ít được quan tâm bấy nhiêu” – xơ Tâm nhớ lại hình ảnh những đứa trẻ con người bệnh nói năng cộc lốc, lăn lóc ngoài xã hội được bà nhận về và nuôi dưỡng giờ đã thay đổi tâm tính. Thì ra nhà hảo tâm mà điều dưỡng H’Rít kể với chúng tôi từ đầu đã xây nhà sàn, đầu tư nhà cấp thuốc, khu phục hồi chức năng… là các xơ đến từ Tu viện Nữ vương Hòa Bình.

Xơ Tâm chia sẻ, hiện vẫn còn một bộ phận người dân có định kiến chưa đúng về bệnh nhân bị bệnh phong nên bà mong muốn qua việc làm của mình mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về người bệnh phong.

UBND xã Dray Sáp (huyện Krông Ana) cho biết, cả xã có 8 thôn buôn với khoảng 9.670 nhân khẩu thì có 2 buôn mắc căn bệnh phong từ nhiều năm trước. Vào những dịp lễ, Tết lãnh đạo xã Drây Sáp thường xuyên thăm hỏi và tặng quà để những người bệnh không còn mặc cảm với chính bản thân mình.

Lộc Bình/laodong

Có thể bạn quan tâm

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.