Mái ngói rêu phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã bao lâu rồi bạn chưa đi qua lối cũ. Đã bao lâu rồi, lối cũ chẳng còn dấu vết ngày xưa. Những nhà cao tầng hun hút tầm nhìn cứ mọc lên như nấm sau mưa, chắn cả mọi lối về với ký ức bình yên rơm rạ. Một trưa mùa thu nhẹ gió, tôi đi trong ồn ào của thành phố trẻ, chợt nhìn thấy mái nhà ngói rêu phong nhỏ nhoi lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng, lòng bỗng chút bâng khuâng.
Ký ức bình yên hiện lên trên từng vết nấm mốc loang lổ của tường nhà ngói ấy, thời con người ta chưa vội vã với những tiếng còi xe máy, xe ô tô inh ỏi dưới trưa nắng nóng trong khung trời bao quanh bởi những nhà kính cao vòi vọi. Có ai không chùng lòng lại trước những ngọt ngào của những ngày bình yên theo mái ngói ùa về. Trưa nay, dọc quốc lộ 19 tôi đi, bất chợt tiếng mưa trên mái ngói của ngôi nhà khiêm tốn bên đường gieo một chút rêu phong dịu nhẹ. Nảy mầm khe khẽ trong tôi những câu hát của người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về mùa thu, mái ngói: “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu...”.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Quê tôi, nhà ai mái ngói thường là những nhà khá giả. Mái ngói thay cho mái tranh mưa thì dột, gió thì xơ xác, phất phơ. Nhưng ngói làm từ đất nung, dễ bị vỡ sau gió mưa của các trận bão. Bởi vậy, sau mỗi lần bão đi qua, làng tôi nhà nhà đảo ngói, người người hè nhau sửa lại dấu vết hoang tàn mà bão gió mang về. Còn nhớ, nhà tôi ngói lợp không đúng kỹ thuật vì bố tôi tự tay lợp ngói chứ không có tiền thuê thợ nên ngồi trong nhà vẫn bị hắt mưa. Mái nhà ngói thân thuộc với tuổi thơ tôi bởi nó giúp mùa hè gắt gay bớt nóng và mùa đông không bị gió bấc lùa vào nhà. Rồi mái ngói dần được thay bằng nhà mái bằng bê tông cốt thép. Để rồi mái ngói hôm nay nhỏ bé, bình yên, lặng lẽ dưới bao ồn ào phố xá, mà lại như nhắc nhở người ta chùng bước trước đua chen.  
Tôi bắt đầu tò mò lăn bánh xe đi thêm những con phố quen, bắt đầu tìm và lưu dấu những ngôi nhà mái ngói. Không biết do chủ nhà chưa có tiền tu sửa hay cũng là người hoài niệm về một thời quá đỗi bình yên, dịu ngọt mà ngôi nhà mái ngói với những đám rêu xanh vẫn mong manh đứng cạnh những ngôi nhà tường mới sơn cao sang, hiện đại. Sự hiện hữu của những mái ngói rêu phong ấy gợi lên trong tôi một vùng ký ức với những cảm xúc bình yên chân thật. Phải chăng, mái ngói rêu phong giữa lòng thành phố hôm nay như nhắc nhở ta chầm chậm sống để cảm nhận sâu sắc hơn sự thật thà, chất phác, đậm tình quê hương.   
Thuận Ánh

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.